Thí sinh đã nộp lệ phí là không được trả lại với bất kỳ trường hợp nào. Ảnh mang tính minh họa - Như Ý
Bắt đầu từ năm 2017, thí sinh được phép đăng ký xét tuyển sinh bằng kết quả thi THPT quốc gia cùng thời điểm với đăng ký dự thi THPT. Cùng với việc đăng ký xét tuyển sinh thí sinh sẽ phải nộp lệ phí. Lệ phí được quy định là 30.000/nguyện vọng.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, tiền đã nộp, với bất kỳ trường hợp nào, thí sinh cũng không được hoàn lại lệ phí.
Năm 2017, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, cả nước có hơn 640.000 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ bằng kết quả thi THPT quốc gia. Sau khi Bộ công bố điểm sàn là 15.5, cả nước có trên 535.000 thí sinh đạt được mức điểm từ sàn. Như vậy, có khoảng 100.000 thí sinh đã nộp lệ phí xét tuyển nhưng không đủ điều kiện tham gia xét tuyển.
Nếu tính trung bình mỗi thí sinh nộp từ 3-5 nguyện vọng thì số tiền của 100.000 thí sinh này đã nộp là từ 10 tỷ đến 15 tỷ. Và con số này không được trả lại cho thí sinh.
Trong khi đó, nếu những thí sinh này tiếp tục tham gia xét tuyển bằng học bạ thì sẽ phải đóng thêm một lần lệ phí nữa.
Mặt khác, tháng 7/2017 Bộ cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng một lần nữa. Nếu thí sinh tăng thêm nguyện vọng so với đăng ký ban đầu thì phải nộp thêm lệ phí theo số lượng nguyện vọng tăng thêm. Còn nếu thí sinh giảm số lượng nguyện vọng so với đăng ký ban đầu thì không được hoàn lại lệ phí!?
Trước đây, khi thực hiện 3 chung, nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng vào trường này thì khi đến rút hồ sơ, trường phải trả lại tiền lệ phí đã đóng cho thí sinh. Nhưng từ khi xét tuyển theo phương thức đăng ký mới, tiền đã nộp của thí sinh một đi không trở lại.
Năm nay, trong hướng dẫn kinh phí kỳ thi THPT và thu giá dịch vụ tuyển sinh trình độ trung cấp, CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, trình độ ĐH hệ chính quy năm 2018 với mức giá dịch vụ nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT tiếp tục giữ như năm 2017 là 30.000 đồng/nguyện vọng (NV). Số tiền này thí sinh phải nộp khi làm hồ sơ đăng ký dự thi đồng thời đăng ký xét tuyển trong thời gian quy định (từ 1 - 20/4).
Trao đổi với PV, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay lệ phí tính theo nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh. Nếu thí sinh không đăng ký xét tuyển thì không phải nộp. Vị này cũng cho biết thêm, kinh phí này phục vụ cho việc rà soát thông tin của thí sinh từ trước khi biết điểm nên không liên quan đến việc thí sinh đủ điều kiện hay không đủ điều kiện sau khi biết điểm.
Theo Tiền phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy