Tin liên quan
Ngày 26/2 vừa qua, CTCP xi măng Sài Sơn (SASOCO - mã SCJ) vừa tổ chức Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường để thông qua nhiều quyết định quan trọng.
Theo đó, ĐHCĐ đã thông qua phương án chuyển trụ sở Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn từ xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai sang địa điểm mới, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (chuyển cơ quan thuế quản lý từ chi cục thuế Quốc Oai sang chi cục thuế Chương Mỹ).
SCIC vẫn chưa thoái vốn được tại Xi măng Sài Sơn
ĐHCĐ bất thường cũng đã thông qua quyết định miễn nhiệm toàn bộ Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát cũ (BKS) và thông qua danh sách trúng cử HĐQT và BKS mới nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Theo đó, dàn lãnh đạo cũ trong HĐQT của xi măng Sài Sơn gồm chủ tịch Nguyễn Văn Bổng và hai thành viên là ông Vương Văn Long và ông Nguyễn Chí Long sẽ thôi nhiệm để nhường ghế cho HĐQT mới gồm các ông, bà: Nguyễn Sỹ Tiệp, Vương Đức Nhật, Nguyễn Hoàng Quyền, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Hồng Nhung và thành viên BKS mới gồm: Bà Nguyễn Thị Ngọc Na, Bà Hoàng Thị Thúy và Bà Nguyễn Thị Lương.
Ba thành viên Ban Kiểm soát cũng được thay mới toàn bộ gồm bà Nguyễn Ngọc Na, bà Hoàng Thị Thúy và bà Nguyễn Thị Lương.
Trước đó, ngày 23/2, HĐQT CTCP xi măng Sài Sơn cũng đã ra quyết định miễn nhiệm chức vụ kế toán trưởng và thư ký công ty với bà Phan Quỳnh Anh kể từ ngày 26/2.
Hiện tại, Xi măng Hoàng Long đang là cổ đông lớn nhất của Xi măng Sài Sơn, nắm giữ gần 25% vốn điều lệ công ty.
Một cổ đông lớn khác có mối thâm tình khó dứt đối với Xi măng Sài Sơn là Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang sở hữu 3.208.930 cổ phiếu SCJ (chiếm tỷ lệ 16,44%) với người đại diện phần vốn góp là nguyên chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Bổng.
Cuối năm 2014 và cuối năm 2015, SCIC đều đăng ký bán toàn bộ lô cổ phiếu trên để cơ cấu danh mục đầu tư nhưng cả hai lần đều bất thành.
Năm 2015, cổ phiếu SCJ cũng ghi nhận hàng loạt những lệnh đặt bán tất tay của dàn lãnh đạo cũ từ thành viên HĐQT đến ban kiểm soát và ban lãnh đạo công ty trước khi rời khỏi SASOCO.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý IV, năm 2015 của CTCP xi măng Sài Sơn, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 321 tỷ đồng, giảm 21 tỷ đồng tương ứng 6,2% so với năm 2014.
Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng cao cùng chi phí quản lý doanh nghiệp phình to khiến hoạt động kinh doanh của SASOCO thua lỗ 7,35 tỷ đông thay vì lãi như năm trước. Nhờ các khoản thu nhập khác gỡ lại nên Xi măng Sài Sơn mới có thể báo lãi 6 tỷ đồng sau thuế nhưng vẫn chỉ đạt 26% so với kế hoạch do đại hội đồng cổ đông đề ra từ đầu năm.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy