Dòng sự kiện:
Xử lý nợ tái cơ cấu sớm một bước, Techcombank tự tin với sức bật 2022
30/03/2022 16:00:11
Chủ động xử lý nợ tái cơ cấu sớm trước 2 năm so với thời hạn, nguồn lực dự phòng đối ứng vượt trội, Techcombank tự tin với sức bật trong năm 2022 để tiếp tục hướng đến những kỷ lục mới.

Trong giai đoạn trước, Techcombank là một trong những NHTM đầu tiên tất toán toàn bộ nợ bán sang VAMC trước thời hạn. Ngay sau đó, đây là nhà băng đầu tiên của Việt Nam áp dụng bộ chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS9, cũng như đi đầu trong hoàn tất Basel II…

Và nay, Techcombank tiếp tục xử lý sớm một trong những áp lực nổi bật của ngành trong năm nay, khi độ trễ ghi nhận nợ tái cơ cấu hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dần rút ngắn.

Chủ động trước đối phó với áp lực

Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Nhìn lại cả quá trình trên, nếu Techcombank không có nguồn lực và những bước đi chủ động trong xử lý nợ tại VAMC, không “rèn một cơ thể săn chắc” bằng IFRS9 cùng Basel II, chắc chắn sẽ khó đạt được kỷ lục lợi nhuận 1 tỷ USD năm qua.

Bởi lẽ, rủi ro hoặc khó khăn nếu không xử lý triệt để sẽ dồn tích và lợi nhuận sẽ chỉ càng thêm tính tương đối. Sự dồn tích đó đang đặt ra áp lực đối với hệ thống NHTM Việt Nam năm nay.

Số liệu từ NHNN cho thấy, cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống chỉ 1,9%, nhưng nếu tính thêm nợ bán cho VAMC thì con số này đã là 3,9%. Rộng hơn, tỷ lệ nợ xấu nhận diện tổng thể (bao gồm nội bảng, bán cho VAMC và tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) đã lên mức 7,31% cuối năm 2021, gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%).

Nợ xấu của hệ thống các TCTD tổ chức tín dụng gia tăng là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch COVID-19 , đặc biệt từ làn sóng thứ 4 với biến chủng Delta trong năm 2021, đã gây tổn thất nặng nề đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của người dân.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng:, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn trong năm nay, hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn có thể khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng.

“Vấn Vấn đề nợ xấu có thể trở thành tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022, khi mà tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, có thể phá vỡ thành quả tái cơ cấu các TCTD tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 – 2020”.. Do có độ trễ, nợ xấu nội bảng được dự báo có thể lên mức 2,3-2,5% và nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% trong năm 2022, và có thể còn ở mức cao hơn khi từ năm 2024, quy định giữ nguyên nhóm nợ hết hiệu lực (theo Thông tư 14), nếu tình hình phục hồi kinh tế thiếu khả quan”, TS. Lực dự báo.

Báo cáo tài chính năm 2021 của các ngân hàng cũng cho thấy, nợ xấu đã có xu hướng gia tăng rõ rệt tại nhiều thành viên, với bình quân số dư nợ xấu 28 NHTM niêm yết và Agribank tăng 17,3% so với năm 2020.

Dù vậy, trong bối cảnh khó khăn chung, thị trường vẫn nhận thấy một số trường hợp “cá biệt”, với khả năng duy trì bảng cân đối kế toán mạnh. Techcombank là một ví dụ điển hình. Kết thúc năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngân hàng duy trì ở mức 0,7%, thuộc nhóm có tài sản tốt nhất hệ thống.

Đi trước nhờ chiến lược và quan điểm xử lý rủi ro triệt để

Như trên, chiến lược và quan điểm ứng xử với rủi ro tại Techcombank đã khẳng định xuyên suốt quá trình hoạt động. Kết năm 2021, một lần nữa quan điểm xử lý triệt để tiếp tục thể hiện khi toàn bộ dư nợ tái cơ cấu hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 đã được trích lập dự phòng, sớm trước 2 năm so với thời hạn NHNN cho phép (theo Thông tư 14).

Tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư cuối tháng 1 vừa qua, ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp Techcombank từng chia sẻ, chất lượng tài sản luôn được đặt lên hàng đầu tại Techcombank, đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh thì việc quản trị rủi ro càng trở nên quan trọng.

“Mặc dù trong thời gian giãn cách xã hội quý 3/2021, chúng tôi có thấy nợ xấu của nhóm SME tăng, tuy nhiên, số dư tuyệt đối không lớn so với dư nợ của toàn ngân hàng. Đồng thời, cChúng tôi đảm bảo tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì ở mức cao 163%, mặc dù tới 92% các khoản vay có tài sản đảm bảo”, ông Hà cho biết.

Và kết năm 2021, có một kết quả và so sánh rất đáng chú ý. Theo số liệu của NHNN, lũy kế tổng giá trị nợ các TCTD đã cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là khoảng 616.000 tỷ đồng, ứng với gần 6% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Techcombank chỉ 0,5%.

Dĩ nhiên, khi đại dịch bùng phát, cuối năm 2020 số nợ tái cơ cấu liên quan tại Techcombank từng lên tới 7.900 tỷ đồng, tương đương 2,8% tổng dư nợ. Nhưng chỉ sau 1 năm, tỷ lệ này đã giảm xuống mức ấn tượng chỉ còn 0,5% ứng với 1.900 tỷ đồng.

Thành quả từ chiến lược hợp lý và tối ưu phân khúc khách hàng

Theo lý giải của lãnh đạo Techcombank tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư nói trên, kết quả này một mặt phản ánh sức phục hồi của khách hàng; mặt khác cho thấy chiến lược hợp lý và tối ưu của ngân hàng trong lựa chọn các phân khúc khách hàng.

Từ những năm 2015-2016, Techcombank đã từng gây bất ngờ trên thị trường khi có tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân lên tới trên 45%. Tỷ trọng từng được xem là rất cao đó chưa từng NHTM nào khác thực hiện, để rồi những năm sau mới thực sự thúc đẩy chiến lược bán lẻ. Ở khía cạnh này, “Tech” lại đi trước một bước. Một trong những giá trị của bước đi ở đây là chiến lược ngân hàng bán lẻ và để phân tán rủi ro, “rải trứng ra nhiều giỏ” thay vì dồn vào bán buôn trước đây mà tiềm ẩn rủi ro lớn và tập trung.


Trong bán lẻ, phân khúc mà Techcombank hướng đến là khách hàng thu nhập cao và khá. Tại nhiều kỳ cập nhật kết quả kinh doanh, Giám đốc Tài chính ngân hàng luôn khẳng định tỷ lệ nợ xấu ở đây rất thấp, gần như bằng 0. Và ngay trong đại dịch Covid-19, kết quả xử lý nợ tái cơ cấu nói trên một lần nữa khẳng định.

“Tại Techcombank, việc lựa chọn khách hàng luôn đi theo hướng hết sức thận trọng. Chúng tôi chỉ làm trên cơ sở khi đã hiểu rõ khách hàng, hiểu được đặc điểm ngành nghề kinh doanh cũng như quản trị được rủi ro đó. Ví dụ chúng tôi thường chọn cách tiếp cận theo chuỗi giá trị, điều này giúp chúng tôi nắm bắt được toàn bộ dòng tiền của chuỗi giá trị và sẽ quản trị rủi ro tốt hơn”, ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc Techcombank, Thường trực chia sẻ thêm tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư nói trên.

Cũng theo lý giải của ông Hưng, trong chiến lược lựa chọn các phân khúc khách hàng trọng tâm, bản chất khách hàng là những doanh nghiệp tốt, nằm trong những ngành nghề có sự phát triển tốt, cũng như “risk profile” thấp hơn, thì tỷ lệ phần trăm họ có thể đi qua đại dịch một cách lành mạnh thường rất cao. Theo đó, một cách tự nhiên, lượng khách hàng có nhu cầu tái cấu trúc sẽ giảm xuống, khi hoạt động của họ trở lại trạng thái bình thường.

Sức bật cho triển vọng nâng cao kỷ lục lợi nhuận

Như trên, cơ chế NHNN cho phép giãn trích lập dự phòng nợ tái cơ cấu hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong 3 năm; Techcombank đã xử lý sớm trước 2 năm. Theo đó, tTính đến cuối năm 2021, tổng số dư trích lập dự phòng của ngân hàng đã lên tới 3.735 tỷ đồng, tăng tới 69% so với năm trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu theo đó lên tới 163%, tương đương cứ với mỗi đồng nợ xấu thì ngân hàng đã dành tới 1,63 đồng sẵn sàng đối ứng.

Phó Tổng giám đốc thường trực Techcombank cho biết, với “bộ đệm” này, trong năm 2022 và các năm tiếp theo, ngân hàng sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc phải tăng chi phí dự phòng. Đồng thời, khả năng được hoàn nhập dự phòng do khách hàng phục hồi kinh doanh và hoàn các khoản vay và lãi sẽ là một cơ sở quan trọng tạo đà lợi nhuận cao cùng triển vọng đạt kỷ lục mới trong năm nay2022.

Triển vọng mà lãnh đạo Techcombank đặt ra là hoàn toàn khả thi, trong bối cảnh Chính phủ đã chuyển hướng chiến lược chống Covid, tập trung mở cửa, phát triển kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ vaccine của Việt Nam đã nằm trong top đầu thế giới. Phía trước, chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế với quy mô 350 nghìn tỷ đồng bắt đầu ngấm vào thực tiễn, thêm động lực mới.

Trong bối cảnh đó, một NHTM đã sớm đi trước trong xử lý nợ tái cơ cấu, có chất lượng tín dụng tốt nhất hệ thống, có tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) hàng đầu khu vực, lợi thế và sức bật dĩ nhiên sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Tác giả: Nguyễn Huyền

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến