Tin liên quan
“Cứ họp đại hội đồng cổ đông là bàn nhau chia lợi nhuận với mức 20 – 40%, sau đó quay lại cho doanh nghiệp, người dân vay với mức chênh lệch giữa lãi suất và cho vay 3 – 4%, tài sản trị giá 10 đồng nhưng thông đồng thổi giá lên 30 đồng. Đến lúc tạo nên bong bóng bất động sản rồi quay ra bảo nền kinh tế cứu, đại biểu Quốc hội thông qua. Thông qua thế nào được”, ông Kiên bức xúc.
Ông Kiên nhấn mạnh các TCTD khi tham gia phải có trách nhiệm với luật pháp chứ chưa đặt vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
“Trách nhiệm với luật pháp là gì? Các TCTD phải có trách nhiệm khi định giá các tài sản đảm bảo là phải đảm bảo được dự phòng rủi ro cho những khoản vay đó chứ không phải cứ nâng giá trị tài sản lên để đạt được mục đích của mình rồi quay sang yêu cầu sửa luật để bán cho dễ”, ông Kiên nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội
Nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý nợ xấu vẫn chưa thực sự thoát, vì cách xử lý nợ xấu hiện nay chỉ là hình thức gom nợ lại cho VAMC chứ chưa có nguồn vốn vào để xử lý?
Vậy những ý kiến này có nói cách nào làm tốt hơn hiện nay không? Cơ chế bán nợ xấu thì phải theo luật, chứ không phải theo ý muốn của TCTD cũng như của một ông chủ nào đó muốn mua rẻ.
Các ông chủ ngân hàng không thể đẩy trách nhiệm ngày xưa ăn bao tiền của dân, của xã hội rồi lại bảo mọi người phải hỗ trợ. Điều đấy là bất bình đẳng với đại bộ phân dân chúng. Không làm được như thế.
Những ai mà đã liên quan đến TCTD, tạo ra nợ xấu của các TCTD thì phải chịu trách nhiệm đến cùng với dân với nước chứ không phải là buông vài lời than thở rồi muốn đẩy nhanh nợ xấu là không được.
Nhưng nợ xấu thì vẫn phải xử lý?
Nợ xấu không dùng ngân sách xử lý. Thế nên chúng ta mới thành lập ra công ty mua bán nợ VAMC của Ngân hàng Nhà nước. VAMC đã hỗ trợ bằng cách cho các TCTD giãn nợ ra trong 5 – 10 năm và đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán.
Khi đưa khoản nợ xấu bán cho VAMC ra khỏi bảng cân đối kế toán, các TCTD có thể nâng được mức tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế.
Tuy nhiên, các TCTD nào trong quá trình làm việc mà đã không rà soát lại tài sản đảm bảo theo luật hiện hành thì phải chịu. Không có chuyện đã làm sai lại còn gây sức ép lại với xã hội rằng “Tôi muốn bán tài sản này đi, nên anh phải sửa cái luật này”. Như thế thì người dân chịu sao được.
Có một thực tế, dù lãi suất giảm nhưng nếu so với lạm phát và sức chịu đựng của doanh nghiệp sau khi trải qua nhiều năm khủng hoảng thì vẫn còn cao. Phải chăng yêu cầu giảm lãi suất của thị trường không thể đáp ứng được vì phải gánh chi phí nợ xấu?
Lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào thị trường quy định. Nhưng nếu so với khu vực thì lãi suất của chúng ta là cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc giảm lãi suất có nhiều yếu tố. Trước hết là sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Nếu kinh tế vĩ mô ổn định thì xu hướng lãi suất sẽ giảm xuống.
Trong khi doanh nghiệp kêu lãi suất hiện nay vẫn cao, khó vay thì người gửi tiền lại bảo lãi suất huy động như vậy là thấp. Doanh nghiệp cho rằng lãi suất cao hơn nhiều so với lạm phát thì người dân lại lại lấy giá cả hàng hóa tiêu dùng hàng ngày như giá bát phở, giá đất, giá nhà… để so sánh với lãi suất huy động.
Mỗi người có cái lý riêng của mình nhưng lãi suất lại dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường.
Ông đánh giá thế nào về quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua hình thức mua 0 đồng một số ngân hàng như OceanBank, Ngân hàng Xây dựng? Liệu cách làm này đã thực sự công bằng với những cổ đông nhỏ lẻ vốn “thấp cổ bé họng” trong cuộc chơi đầu tư tiền tệ này?
Câu chuyện này chúng ta phải tách ra làm 2 vấn đề. Thứ nhất, chúng ta có cơ sở pháp luật để bảo vệ được cổ đông nhỏ lẻ hay chưa? Thứ hai, động tác mua lại 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước là như thế nào?
Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng, Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng, tức là Nhà nước đã chịu lỗ để ổn định lại an ninh tiền tệ. Mặt khác, theo luật doanh nghiệp, khi anh góp cổ phần vào một doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đó bị mất vốn thì phải chịu, thắc mắc cái gì.
Còn ở góc độ luật pháp, Luật các TCTD và Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi đã đảm bảo cho cổ đông nhỏ lẻ phát huy được vai trò của mình chưa? Vấn đề đặt ra là như vậy chứ không phải thương xót gì cổ đông nhỏ lẻ. Thái độ của chúng ta đối với cổ đông lớn cũng như cổ đông nhỏ lẻ là giống nhau.
Việc các TCTD tổ chức đại hội đồng cổ đông và các cổ đông đều nhận được lợi tức như nhau và họ phải có trách nhiệm giám sát ban điều hành, HĐQT của ngân hàng về hoạt động ngân hàng và chất vấn được việc đấy. Việc này là nhiệm vụ, trách nhiệm của họ.
Luật doanh nghiệp, Luật các TCTD đã bảo vệ được quyền của các cổ đông nhỏ lẻ chưa?
Đến thời điểm hiện nay, về cơ bản chúng ta đạt được điều đấy.
Chúng ta thấy trong bao nhiêu năm qua, đại hội đồng cổ đông của các TCTD chỉ bàn về việc chia lợi tức chứ có bàn về sản xuất kinh doanh, nợ của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo..
Có nghĩa là từ trước đến nay cổ đông góp vốn vào ngân hàng chỉ mới nghĩ đến lợi nhuận mà họ nhận được chứ chưa nghĩ đến tính bền vững của tổ chức mà mình góp vốn?
Vì vậy thì họ phải chịu trách nhiệm này chứ ai lo cho họ. Bản thân họ bỏ tiền vào đó mà họ không có trách nhiệm với đồng tiền của mình thì ai đứng ra bảo vệ trách nhiệm, quyền lợi của họ bây giờ?
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy