Dòng sự kiện:
Xuất hiện sinh vật lạ tấn công rừng Đước ngập mặn tại Quảng Ngãi
27/05/2017 11:33:43
Qua kiểm tra ban đầu, trên cây Đước xuất hiện một loài sinh vật lạ đục ngay dưới gốc cây, khiến lá cây chuyển sang màu vàng và chết khô.

Từ đầu năm 2017 đến nay, tại Khu vực rừng ngập mặn thuộc Sông Đầm, thôn Tuyết Diêm, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hàng ngàn cây Đước chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Qua kiểm tra ban đầu của các cơ chuyên môn, trên cây Đước xuất hiện một loài sinh vật lạ đục ngay dưới gốc cây, khiến lá cây chuyển sang màu vàng và chết khô.

Hiện vẫn chưa xác định được loài sinh vật ngoại lai làm chết cây Đước.

Những năm gầy đây, từ dự án “Ứng phó với biến đổi khí hậu” của Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ, toàn bộ hơn 41ha tại khu vực Sông Đầm, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã được phủ màu xanh, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái của khu vực này. Tuy nhiên, từ tháng 3 đến nay, hàng ngàn cây Đước xanh tươi bỗng chuyển úa vàng, rụng lá và chết khô. Hiện tượng này làm nhiều người lo ngại, bởi từ trước đến nay, Đước là loài cây trồng tự nhiên, một khi đã lên xanh thì khó có thể chết. 

Dự án trồng rừng ngập mặn thuộc Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu do Trung ương hỗ trợ, có tổng kinh phí 16 tỷ đồng, được tỉnh Quảng Ngãi triển khai trồng mới 41ha rừng ngập mặn tại sông Đầm, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, trong đó có gần 10ha cây Đước và hơn 31ha cây Cóc Trắng. Tuy nhiên, đến nay khoảng 90% cây Đước được trồng mới tại khu vực này đã chết. Ông Phí Quang Hiển, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua kiểm tra bước đầu, các cơ quan chuyên môn xác định, trên thân cây Đước xuất hiện một sinh vật ngoại lai, đây là loài sinh vật lần đầu tiên phát hiện tại những vùng ngập mặn.

Nhiều diện tích cây Đước mới trồng bị chết.

Ông Phí Quang Hiển cho hay: “Trước tình hình này, Sở nông nghiệp giới thiệu gởi mẫu ra Cục bảo vệ thực vật Trung ương nhưng họ cũng chưa xác định được loài gì. Họ giới thiệu cho Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp thuộc Viện Lâm nghiệp Việt Nam vào tận nơi lấy mẫu xét nghiệm để xác định rõ sinh vật gây hại, tìm ra biện pháp phòng trừ, cố gắng làm sao bảo vệ được rừng Đước”.

Theo VOV

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến