(Nguồn: PA)
Theo một nghiên cứu mới đây, xuất khẩu của Anh sang Liên minh châu Âu (EU) trong sáu tháng đầu năm 2021 đã giảm 15,6%, tương đương 12,4 tỷ euro (13,08 tỷ USD), do những mâu thuẫn thương mại sau khi Anh rời Liên minh (Brexit) đã cản trở khả năng giao thương của các doanh nghiệp Anh.
Nghiên cứu của Đại học Aston (Anh) cho thấy các yêu cầu của EU về y tế và an toàn đối với các sản phẩm như thực phẩm và hóa chất (yêu cầu về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS) và thông số kỹ thuật đối với máy móc (yêu cầu về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TBT), là bất lợi nhất đối với hàng xuất khẩu Anh.
Các yêu cầu SPS khiến xuất khẩu của Anh trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi các yêu cầu TBT gây thêm mức giảm 1,9%.
Các tác giả của nghiên cứu đã đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại và Hợp tác (TCA) giữa Anh và EU, theo đó cho phép hàng hóa tiếp tục được mua bán không thuế quan giữa Vương quốc Anh và EU. Tuy nhiên, các rào cản thương mại mới khiến xuất khẩu của Anh giảm.
Mặc dù xuất khẩu giữa Anh và EU đã trở lại mức trước đại dịch, điều này không "có nghĩa là Anh đang đi đúng hướng," theo Giáo sư kinh tế Jun Du tại Trường Kinh doanh Aston và là đồng tác giả của nghiên cứu.
Bà cho biết thương mại của các quốc gia khác có nền kinh tế tương tự Anh đã tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với cùng kỳ, cho rằng điều này một phần là do "tác động của các biện pháp phi thuế quan" đối với hàng xuất khẩu của Anh.
Giáo sư Du chỉ ra rằng nghiên cứu cho thấy các rào cản thương mại Brexit sẽ có tác động lâu dài đến hoạt động xuất khẩu của Anh, nhấn mạnh những mâu thuẫn thương mại mới giữa hai bên không phải là vấn đề ngắn hạn.
Phó giám đốc Trung tâm cải cách châu Âu, John Springford, cho rằng mặc dù có sự bất đồng giữa các nhà kinh tế về mức độ tác động của TCA đối với thương mại Anh, tất cả đều đồng ý rằng hiệp định này đã làm kinh tế Anh đóng cửa hơn rất nhiều.
Ông William Bain, người phụ trách chính sách thương mại tại Phòng Thương mại Anh (BCC), cho biết các phát hiện của nghiên cứu phù hợp với những bằng chứng của BCC về tác động tiêu cực của các yêu cầu SPS đối với xuất khẩu của Anh sang EU, khẳng định BCC nhận được rất nhiều phàn nàn từ các doanh nghiệp trên khắp nước Anh rằng các yêu cầu này đã giảm sức cạnh tranh của họ.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy một số doanh nghiệp chịu tác động từ những rào cản thương mại này đã điều chỉnh bằng cách gửi sản phẩm sang các nước không thuộc EU.
Kết quả là xuất khẩu sang các nước không thuộc EU đã tăng 7% đối với hàng hóa chịu phải đáp ứng các yêu cầu SPS và tăng 1,5% đối với hàng hóa chịu tác động của các yêu cầu TBT.
Ông Bain cho rằng Anh và EU cần đàm phán thêm nhằm giảm tác động của các rào cản thương mại bằng cách cắt giảm các gánh nặng chi phí đối với hàng xuất khẩu, như thực phẩm, và cho phép các thương nhân có thể tiếp tục công việc kinh doanh./.
Tác giả: Minh Hợp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy