Xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2021 đã "bốc hơi" 12 triệu USD so với cùng kỳ nâm trước.
Ngày 5/8, Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam của Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt) đã có buổi làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn phía Nam để nắm bắt các khó khăn của doanh nghiệp.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hiện nay, doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn như phương tiện vận chuyển giữa các nơi (từ đồng ruộng về nhà máy sấy/nhà máy xay xát chế biến…) trên địa bàn các tỉnh/thành Đồng bằng sông Cửu Long phải qua nhiều chốt kiểm dịch và phải có giấy xác nhận âm tính với Covid-19.
Tình trạng này dẫn đến việc nhiều chủ phương tiện từ chối chuyên chở do các chi phí phát sinh hoặc thậm chí là đồng ý vận chuyển nhưng lại không thể được xét nghiệm vì lực lượng y tế không đáp ứng được nhu cầu.
Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, đặc biệt là đường bộ hiện đang gặp nhiều khó khăn khi tài xế ở một số địa phương phải xét nghiệm định kỳ 3 ngày 1 lần, nhưng các cơ sở y tế chức năng tại địa phương lại không đáp ứng được nhu cầu.
Mặt khác, giá cước vận chuyển quốc tế hiện đang ở mức cao, khan hiếm container rỗng, lịch tàu xuất thường hay bị trì hoãn do thiếu hàng hóa hoặc thủy thủ đoàn bị nghi nhiễm phải cách ly tập trung cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu của các thương nhân và làm gia tăng chi phí xuất khẩu.
Gạo vốn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với giá trị trên 3 tỷ USD/năm, những khó khăn kể trên đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu gạo.
Theo các doanh nghiệp, xuất khẩu gạo sụt giảm một phần do ảnh hưởng từ việc lưu thông đến thu hoạch và mua bán lúa gạo nhưng một phần do khách hàng mua gạo ở các quốc gia khác đã giảm sút khá nhiều khiến sàn lượng gạo bán ra giảm, trị giá vì thế cũng giảm.
Do đó, Tổ Công tác đề xuất Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Y tế xem xét cho phép các doanh nghiệp thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo hình thức mẫu gộp đối với từng bộ phận nhân viên làm việc trong nhà máy.
Trong trường hợp, doanh nghiệp áp dụng phương thức “3 tại chỗ” thì chỉ áp dụng xét nghiệm Covid-19 đầu vào, sau đó giao cho doanh nghiệp có kế hoạch tự quản lý nhân viên và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bên cạnh đó, chỉ đạo UBND các địa phương có chính sách ưu tiên tiêm vaccine cho những thành phần lao động bắt buộc phải tham gia trực tiếp trên hiện trường trong chuỗi cung ứng lúa gạo nói riêng và lương thực nói chung như: Tài xế, tài công, người đi thu mua, nhân viên nhà máy, nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên điều phối hiện trường.
Đồng thời, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ Hè - Thu giữa thời điểm dịch bệnh, cụ thể như: mở rộng liên kết tiêu thụ, kết nối liên tỉnh hỗ trợ vận chuyển hàng hóa để hoạt động tiêu thụ lúa cho người dân được diễn ra thông suốt.
Tổ công tác cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét và chỉ đạo khối ngân hàng thương mại cho các thương nhân xuất khẩu gạo vay thêm một phần tín chấp để thu mua dự trữ lúa gạo vụ Hè -Thu. Đồng thời, giảm lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn cho vay lên 9 tháng hoặc 1 năm để thương nhân có đủ thời gian quay vòng vốn hoàn nợ.
Đối với những thương nhân không đạt được mục tiêu doanh thu vì lý do liên quan đến tình hình dịch bệnh thực tế, đề nghị các ngân hàng hỗ trợ duy trì hạn mức tín dụng hiện tại, tạo điều kiện cho thương nhân có cơ hội hồi phục và nhanh chóng hoạt động hiệu quả trở lại sau thời gian dịch bệnh.
Trước đó, Tổ Công tác của Bộ NN-PTNT cũng đề xuất Tổ Công tác đặc biệt kiến nghị với Chính phủ triển khai Chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực, ổn định thị trường khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại ĐBSCL.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) xuất khẩu gạo trong 7 tháng đầu năm nay đạt gần 3,6 triệu tấn, trị gá 1,937 tỷ USD, giảm 10,6% về lượng và giảm 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. |
Tác giả: Hải Yến
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- dân số nước Mỹ
- Việt Tín Express gửi hàng đi Mỹ
- Dịch vụ gửi bánh mứt đi mỹ giá rẻ tại tphcm
- Mua thùng nhựa đựng hóa chất ở đâu?
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy