Ngay từ những tháng cuối năm 2022, số lượng đơn hàng xuất khẩu thủy sản sụt giảm rất mạnh, nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng cho cho quý I/2023. Nguyên nhân do lạm phát đã “ngấm sâu” vào các lĩnh vực tiêu thụ trên thị trường thế giới, khiến nguồn chi của người tiêu dùng bị thắt chặt.
Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước gặp khó vì thiếu vốn. Đặc biệt, cơ cấu vốn nguyên liệu của những công ty thủy sản nhỏ và vừa chiếm tới 80%. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn để mua nguyên liệu dẫn đến chậm trễ đơn hàng cho khách hàng.
Một số dự báo cho thấy, năm 2023 xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp không ít khó khăn.
Trước bối cảnh dự báo nhiều khó khăn, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho rằng, khi có thay đổi về thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các địa phương phải thường xuyên trao đổi, ngồi với nhau để xây dựng kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn để phát huy hết tiềm năng, lợi thế.
“Điều quan trọng nhất cần phải công khai, minh bạch, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản, đảm bảo sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường một cách ổn định. Khi thị trường có tín hiệu tốt sẽ là cơ hội cho ngành thủy sản”, ông Luân nói./.
Tác giả: Hương Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy