Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa có công văn gửi Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố liên quan về việc tổng hợp, báo cáo tiền lương, thưởng, nợ lương của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Theo Bộ LĐTB&XH, trước bối cảnh nền kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, đơn vị này yêu cầu các địa phương tăng cường công tác hỗ trợ, giám sát thực hiện pháp luật về lao động, tiền lương, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện giáp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2021.
Để làm được việc này, các địa phương cần chủ động phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, Liên đoàn lao động và các cơ quan liên quan nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống công nhân lao động.
Các cơ quan, tổ chức cần kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp và người sử dụng lao động trên địa bàn thuộc 4 nhóm trên thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người lao động, nhất là trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2021.
Bộ LĐTB&XH yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp và báo cáo tình hình lương, thưởng Tết của các doanh nghiệp trước ngày 27/12. Ảnh: Quỳnh Trang.
Các tỉnh, thành phố cũng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, nhất là các quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019 để người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn kịp thời triển khai khi bộ luật có hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, Sở LĐTB&XH các địa phương cần nắm bắt tình hình tuyển dụng, sử dụng, biến động lao động trong các doanh nghiệp, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Qua đó, hướng dẫn các doanh nghiệp giải quyết chế độ đối với người lao động thôi việc, mất việc làm theo quy định.
Bộ cũng yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn; có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn, nhất là vào giai đoạn trước và sau Tết.
Trong trường hợp có tranh chấp lao động, đình công phát sinh, các cơ quan chức năng, tổ chức cần nhanh chóng nắm bắt tình hình, hỗ trợ các bên đối thoại, thương lượng để giải quyết bất đồng, không để đình công xảy ra kéo dài, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội.
Các nội dung về lương, thưởng Tết, tình hình nợ lương, kết quả công tác rà soát cần được Sở LĐTB&XH các địa phương tổng hợp và báo cáo về bộ trước ngày 27/12.
Tác giả: Mỹ Hà
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù