Tin liên quan
Hiện trường vụ sập đà giáo ở dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông
Các sự cố nêu trên đã phản ánh bản chất thiếu năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của Tổng thầu EPC. Hơn nữa, Tổng thầu EPC đã thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng khi chưa có biện pháp đảm bảo an toàn lao động, gây ra tâm lý lo sợ, bất an cho người dân mỗi khi phải lưu thông gần khu vực công trình.
Để khắc phục triệt để nguy cơ mất an toàn lao động, không lặp lại các sự cố tương tự xảy ra trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng thầu EPC tiến hành rà soát các hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; biện pháp tổ chức thi công; biện pháp đảm bảo an toàn lao động; biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên công trường; kiểm toán lại khả năng chịu lực của các hệ thống đà giáo phục vụ thi công trên cao. Chỉ được thi công khi các biện pháp an toàn đã được kiểm soát tuyệt đối.
Bên cạnh đó, Tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm trực tiếp và trách nhiệm chính trước các hồ sơ thiết kế và các biện pháp tổ chức thi công ở công trường. Ban Quản lý dự án Đường sắt thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, nếu một trong các biện pháp nêu trên chưa đảm bảo an toàn thì kịp thời yêu cầu Tổng thầu EPC xử lý an toàn mới được thi công.
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Tổng thầu EPC nghiêm túc đánh giá thực trạng các tổ chức và cá nhân tư vấn, nhà thầu phụ đang thực hiện Dự án thuộc phạm vi Tổng thầu EPC lựa chọn; thay thế các tổ chức, cá nhân hạn chế năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn bằng các tổ chức, cá nhân khác có năng lực hơn để triệt để khắc phục các tồn tại, yếu kém của Tổng thầu EPC.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng thầu EPC nghiêm túc kiểm điểm tư cách, tính chuyên nghiệp của một nhà thầu quốc tế để thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Tổng thầu EPC tại dự án này.
Theo Báo Giao thông, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết: Nguyên nhân sập giàn giáo là do đà giáo thi công không chịu được tải trọng của khối bê tông và nhà thầu đổ bê tông lệch về một phía khiến đà giáo bị biến dạng, làm sụt đổ phần bê tông chưa dính kết, bê tông sụt rơi xuống đường. Theo quy trình thi công mũ trụ H7, nhà thầu phải bơm bê tông vào giữa trụ cầu và bê tông sẽ tràn đều sang hai bên mũ trụ tạo nên sự cân bằng lực. “Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nhà thầu đã bơm bê tông lệch sang một bên mũ cầu dẫn tới hiện tượng mất cân bằng lực khiến đà giáo bị biến dạng làm sụt đổ phần bê tông chưa ninh kết và sụt rơi xuống đường”, ông Sanh thông tin. Cục trưởng Cục QLXD&CLCTGT cũng cho biết một nguyên nhân khác dẫn tới sự cố là do hệ đà giáo không an toàn, không đủ khả năng chịu lực trong trường hợp bất lợi nhất. Kết quả kiểm tra tại hiện trường cho thấy, kết cấu xà mũ trụ gồm 135 m3 bê tông, 43,5T thép các loại. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy