Dòng sự kiện:
Hàng trăm tiểu thương 'khóc ròng' vì áp đặt của chủ đầu tư Trương Định Plaza?
17/09/2018 17:00:21
Được kinh doanh tại một trong những trung tâm thương mại hiện đại nhất Hà Nội sẽ là cơ hội để phát triển giao thương, tuy nhiên các tiểu thương ở Trương Định Plaza đang phải “khóc ròng” vì sự áp đặt của chủ đầu tư.

Thực hiện chủ trương phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, UBND TP Hà Nội đã đầu tư xây dựng và cải tạo một số khu chợ cũ đang xuống cấp thành những trung tâm thương mại mới hiện đại. Trong số đó có cả trung tâm thương mại chợ Trương Định (Trương Định Plaza) nằm trên phố Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Dự án, do Công ty TNHH Trung tâm thương mại Trương Định là chủ đầu tư. Quy mô dự án là tòa nhà cao 19 tầng và 3 tầng hầm, bao gồm các phân khu chức năng như hầm để xe, chợ truyền thống, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ dịch vụ. Dự kiến Trương Định Plaza được khởi công xây dựng cuối năm 2009 và hoàn thành vào quý III/2010, tuy nhiên dự án 9 năm mới “sắp” hoàn thiện.

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng xảy ra nhiều sai phạm đã bị đình chỉ thi công, xử phạt hành chính do dự án xây dựng sai phép. Đến thời điểm hiện tại, công trình đã bắt đầu đưa vào sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đối với những hộ kinh doanh tại chợ Trương Định Truyền thống.

Sóng ngầm đang nổi lên ở Trương Định Plaza

Diện tích mặt bằng hộ dân bị thu hẹp, tăng mức giá trần các Ki-ốt

Được biết, trong khoảng thời gian tổ chức xây dựng Trung tâm thương mại chợ Trương Định, các hộ kinh doanh được chuyển đến chợ tạm, ở 2 tuyến đường vỉa hè thuộc khu đô thị Đền Lừ II (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai). Lúc các hộ dân di dời được chủ đầu tư và Ủy ban các cấp ban ngành đã hứa hẹn với một viễn cảnh vô cùng sáng lạn. Tuy nhiên, thực tế những gì người dân nhận được lại không như những lời hứa.

Theo đó, 375 hộ kinh doanh không bằng lòng với các văn bản phê duyệt của các cấp ban ngành và chủ đầu tư. Trong quyết định phê duyệt mặt bằng dự án của UBND thành phố có sự khác biệt với UBND quận Hoàng Mai gửi xuống.

Các hộ kinh doanh bức xúc với quyết định của chủ đầu tư

Cụ thể, ngày 13/2/2012, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội có tờ trình số: 74/TTr-BCĐ Về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ di chuyển tổ chức hộ gia đình cá nhân đang kinh doanh tại chợ Trương Định cũ để xây dựng mới Trung tâm thương mại chợ Trương Định, quận Hoàng Mai gửi UBND TP Hà Nội có nêu rõ: Phương án quy hoạch tổng mặt bằng ngành hàng khu vực chợ truyền thống sẽ được Chủ đầu tư thiết kế, trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cụ thể. Dự kiến là: Tầng hầm + tầng 1+ tầng 2 dành cho chợ truyền thống.

Tờ trình số: 74/TTr-BCĐ phương án quy hoạch tổng mặt bằng ngành hàng khu vực chợ truyền thống

Ngoài ra, các tiểu thương muốn kinh doanh thì sẽ được chủ đầu tư tiếp nhận và tái bố trí kinh doanh vào khu chợ truyền thống của Trung tâm Thương mại chợ Trương Định sau khi xây dựng xong. Diện tích mỗi sạp hàng tối thiểu là 3m2.

Tuy nhiên trong Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND quận Hoàng Mai về việc Phê duyệt nội quy và Phương án bố trí sắp xếp ngành hàng kinh doanh tại Trung tâm thương mại chợ Trương Định do Phó chủ tịch bà Nguyễn Kiều Oanh đã ký lại ghi: Những hộ dân kinh doanh chợ truyền thống cũ chỉ nhận được một tầng hầm (01) với tổng diện tích 1,168.55 m2, gồm 375 Ki-ốt. Diện tích còn lại của tầng hầm (01) là văn phòng  ban quản lý chợ. Còn tầng 1, tầng 2 mặt sàn thì được sử dụng vào mục đích khác.  

Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND quận Hoàng Mai

“Cách đây vài tháng chợ chưa chưa xây xong đã cho người dân bốc thăm. Đến bây giờ người dân mới thấy ra thông báo ký hợp đồng với cả chủ đầu tư, nhưng các hộ kinh doanh không được xem mặt bằng, quầy bán. Diện tích mặt bằng ký trước kia của người dân ở chợ Truyền thống cũ và hiện tại chênh lệch nhau qua lớn có chỗ diện tích bé hơn 3m2.”

“Trong tầng hầm 01 giá cao hơn so với mặt sàn tầng 1,2. Chủ đầu tư tự áp đặt giá, không giới thiệu được mình là tư cách pháp nhân với các hộ kinh doanh. Cho một người có tên là Mai Anh Tú đứng ra kí với bà con, bản thân bà con không biết ông Mai Anh Tú là ai. Nếu sau này ông ấy bị đuổi đi thì bà con sống nhờ vào ai đây”, chị Kiều Thị Thu bức xúc.

Áp đặt người dân, chia nhỏ chi phí, tăng phí dịch vụ cắt cổ

Các tiểu thương ở đây cho biết thêm, Công ty TNHH trung tâm thương mại Trương Định khẳng định dự án là do công ty bỏ vốn đầu tư vậy nên chủ đầu tư có quyền áp đặt giá về diện tích cho thuê. Phía người dân cho rằng việc chủ đầu tư áp đặt đặt các giấy tờ thỏa thuận hai bên là không hợp lý. Các khoản phí đối với hộ kinh doanh thì không thể tách rời được như phí thanh toán tiền điện, nước, phí vệ sinh, dịch vụ trông giữ hàng đêm trong thời gian kinh doanh, tiền thuê địa điểm kinh doanh. Nếu tất cả các khoản phí tách rời thì các hộ kinh doanh phải chịu phí tổn trong một tháng quá nhiều.

Tiểu thương không kinh doanh theo quy định sẽ bị thu quầy?

“Hiện tại trung tâm thương mại hoàn thiện nhưng không có cổng chính giữa đi thẳng vào chợ mà phải đi vòng ra 2 bên với cổng sau của trung tâm thương mại. phía chủ đầu tư còn nói với người dân là nếu không kinh doanh tầm một tháng rưỡi là là sẽ thu quầy. Không hỗ trợ các hộ kinh doanh như đã hứa mà luôn chèn ép bà con, vẽ ra nhiều chi phí cho các hộ kinh doanh. Mặt bằng của các hộ dân bé mà giá lại cao so với các trung tâm thương mại khác”., Cô Hoàng Thị Nga, một tiểu thương bức xúc.

Liên quan đến vấn đề trên, ngày 5/9/2018, Chủ đầu tư đã tổ chức buổi đối thoại với người dân, và có sự góp mặt của cán bộ UBND quận Hoàng Mai. Trong cuộc trao đổi, mặc dù các tiểu thương đã đưa ra nhiều ý kiến, nhưng phía chủ đầu tư vẫn giữ quyên quan điểm mức giá thuê như ban đầu.

Nhận thấy có nhiều cái bất lợi trong bản hợp đồng thuê ki ốt nên có một số tiểu thương đã làm đơn kiến nghị với chủ đầu tư dự án trung tâm Trương Định. Tuy nhiên tình hình vẫn không thay đổi.

Tiếp đó, ngày 14/9/2018 các hộ kinh doanh đã gửi đơn kiến nghị tập thể lên các cơ quan thông tấn báo chí, cùng UBND quận Hoàng Mai, Sở Công Thương TP Hà Nội, với mong muốn là đảm bảo quyền lợi cho các hộ kinh doanh khi trở về nhận vị trí kinh doanh tại chợ Trương Định.

Phát biểu trong buổi đối thoại, bà Lê Thị Thu Hương - Phó phòng kinh tế quận Hoàng Mai cho biết: “UBND quận Hoàng Mai đã phối hợp với chủ đầu tư và tiếp xúc đối thoại trực tiếp hộ kinh doanh 2 lần, lắng nghe và ghi nhận phản ánh của người dân. Qua đó chỉ đạo với chủ đầu tư phải tiếp thu ý kiến của dân để đảm bảo cho các tiểu thương kinh doanh ổn định”.

Thiết nghĩ, họ rất mong muốn chính quyền, các cấp ban ngành vào cuộc  giúp đỡ để chợ truyền thống áp giá theo đúng quy định đã đề ra, ký kết trong hợp đồng, tránh để ảnh hưởng đến quyền lợi và hoạt động kinh doanh của người dân.

Còn nữa...

Lê Quân

 

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến