Tin liên quan
Gần 14 triệu tin nhắn rác mỗi ngày đang tấn công người dùng ĐTDĐ. ẢNH: Như Ý.
Thả nổi thuê bao trả trước
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tràn ngập tin nhắn rác hiện nay đó là việc buông lỏng quản lý thuê bao trả trước của các nhà mạng. Anh Nguyễn Văn Hùng ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ - người có nhiều năm buôn bán sim cho hay, dân kinh doanh sim thường nhập sim theo lô trực tiếp từ người trong nhà mạng hoặc mua, bán từ những người kinh doanh sim với nhau. Sim nhập có thể chưa kích hoạt, hoặc đã được kích hoạt sẵn. Tuy cấm bán sim kích hoạt sẵn nhưng thực tế một lượng lớn sim đã kích hoạt được chào mời hằng ngày.
Theo quy định một chứng minh thư chỉ được đăng ký 3 số thuê bao nhưng chỉ cần chệch đi 1 số trong chứng minh thư thì lại đăng ký được thêm 3 thuê bao khác. Những quy định nặng về hình thức đó đã khiến việc đăng ký một thuê bao trả trước trở nên vô cùng đơn giản và không ai kiểm soát được. Đối với tin nhắn rác quảng cáo sim số đẹp thông thường thực hiện theo spam ngẫu nhiên, danh sách để spam tin nhắn được mua từ chính nhân viên nhà mạng cho nên cứ thuê bao trả sau hoặc thuê bao số đẹp thì càng dễ bị spam tin nhắn rác.
Tại Hà Nội, rất nhiều địa điểm bán sim. Thẻ của các nhà mạng được bán từ quán nước trà đá, các cửa hàng tạp hóa, đến các đại lý. Các loại sim khuyến mại rất rẻ chỉ 30.000đ - 40.000đ, đặc biệt các loại sim khuyến mại hầu như đều được kích hoạt sẵn.
Một nhân viên chuyên bán sim thẻ và thu cước của một nhà mạng tại Hà Nội cho biết, với quy định hiện nay, một người có thể sử dụng rất nhiều số thuê bao di động. Mặc dù quy định là phải có chứng minh thư photo khi đăng ký thuê bao trả trước nhưng không dễ gì truy ra được tên chủ thuê bao, vì còn liên quan đến mã số thuê bao. “Anh muốn dùng thoải mái nhất thì cứ mua sim rác ngoài phố, vừa rẻ, vừa chẳng ai quan tâm anh là ai”, nữ nhân viên bán sim thẻ cho hay.
Mua bán số điện thoại dễ như mua rau
Tiếp tay cho tình trạng bùng nổ tin nhắn rác đó chính là sự tồn tại và phát triển của thị trường mua bán thông tin cá nhân, số điện thoại khách hàng trên nhiều website và mạng xã hội. Tại địa chỉ http://dskhachhang... công khai rao bán danh sách khách hàng gồm đầy đủ dữ liệu của một khách hàng như: họ tên, số điện thoại, email, chức vụ, ngành nghề kinh doanh... được sắp xếp và phân chia theo ngành nghề, mức thu nhập.
Trang mạng xã hội “Data khách hàng” giao bán danh sách khách hàng với giá từ 100.000đ - 300.000đ/1 danh sách, mua nhiều được giá ưu đãi. Danh sách còn được phân loại rõ: khách hàng thu nhập trên 20 triệu/tháng; khách hàng của các doanh nghiệp; danh sách Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng quản trị những công ty lớn ở TPHCM,...
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lãnh đạo một sở thông tin và truyền thông khẳng định, với tình trạng tin nhắn rác như hiện nay, lợi ích đầu tiên đó chính là các nhà mạng rồi mới đến các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa của mình.
“Tin nhắn từ điện thoại di động là một phần doanh thu khá lớn của các nhà mạng. Một số nhà mạng còn sử dụng tin nhắn như một hình thức khuyến mại, miễn cước nhắn tin nội mạng nên số lượng tin nhắn tăng cực kỳ mạnh và như vậy cũng làm cho việc kiểm soát khó hơn”, vị đại diện một sở TT&TT nói.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy