Mặt bằng lãi suất thấp hỗ trợ thêm cho quyết định đưa dòng tiền “chảy” vào chứng khoán.
Kỳ vọng dòng tiền trong nước
Khép lại năm 2023 vừa qua, VN-Index tăng hơn 12% so với năm 2022. Mức tăng trưởng thuộc nhóm dẫn đầu châu Á, nhưng còn khiêm tốn so với nhiều thị trường lớn. Tại Mỹ, Dow Jones lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong khi S&P 500 cũng gần phá kỷ lục. Trong khi đó, Nasdaq Composite chưa vượt đỉnh nhưng đã tăng ấn tượng hơn 44% trong năm 2023 và là một trong những chỉ số tăng mạnh nhất thế giới.Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng hơn 30% lên mức đỉnh 33 năm và nằm trong top tăng mạnh nhất trên thế giới. Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ cũng tăng gần 19% trong năm 2023 qua đó tiếp tục lập kỷ lục mới. Tại Pakistan, chỉ số KSE-100 bứt phá hơn 60% và đang ở vùng đỉnh lịch sử.
Lãi suất thấp tạo kỳ vọng cho dòng tiền chảy mạnh hơn vào kênh chứng khoán. Ảnh: Như Ý
Trong bối cảnh nhiều thị trường tăng trưởng tốt hơn, khối ngoại bán ròng kỷ lục tại Việt Nam. Năm 2023, khối ngoại bán ròng 22.114 tỷ đồng, khiến chứng khoán trong nước ít nhiều chịu ảnh hưởng tâm lý. Dù vậy, thị trường không quá tiêu cực, nhờ sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền trong nước.
Bước sang năm 2024, chứng khoán vẫn được xem là kênh đầu tư hấp dẫn, dòng tiền trong nước, khối ngoại sẽ có diễn biến tích cực hơn. Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích, Chứng khoán Yuanta cho rằng, cơ hội cho chứng khoán 2024 sẽ đến từ môi trường lãi suất thấp. Lãi suất huy động của 4 ngân hàng lớn vẫn tiếp tục theo chiều hướng giảm. Điều này sẽ chiết khấu vào doanh nghiệp niêm yết, khiến giá cổ phiếu càng trở nên hấp dẫn trong thời gian tới. Thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện đã ổn hơn. Việc hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước đã dừng lại, minh chứng là VN-Index đã tăng trở lại so với tháng 9 vừa qua.
Nhà đầu tư ngoại như “cá mập” Petri Deryng, nhà sáng lập và quản lý PYN Elite Fund thể hiện sự lạc quan vào triển vọng thị trường khi tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
"Chứng khoán đang có định giá hấp dẫn. P/E của thị trường Việt Nam hiện đạt 11,6 lần. Theo dự báo, con số này có thể rơi về mức thấp là 9 lần trong 2024 nhờ kết quả kinh doanh cải thiện. Hiện P/S (chỉ số giá trên doanh thu) của VN-Index đạt 1,2 lần. Tôi kỳ vọng mức tăng trưởng doanh thu sẽ đạt trên 20% trong 2024, đẩy chỉ số P/S về dưới 1, trừ trường hợp thị trường giảm điểm" - ông Petri Deryng dự báo.
Chuyên gia từ Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho rằng rủi ro đáng chú ý nhất của năm 2024 sẽ đến từ các sự kiện xung đột địa chính trị, hay việc kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp với các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ và Trung Quốc rơi vào suy thoái. Trong nước, các yếu tố rủi ro chính đến từ áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 ở mức cao kỷ lục. Xuất hiện các sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng tương tự sự kiện SCB, hay triển vọng thị trường bất động sản tiêu cực hơn kỳ vọng" - KBSV đánh giá. |
"Biến số" KRX
Dưới góc nhìn của Chứng khoán Tiên Phong (TPS), "biến số" KRX tiếp tục là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhà đầu tư, thị trường. Việc triển khai KRX đóng vai trò tiên quyết để đáp ứng yêu cầu hạ tầng trong quá trình nâng hạng của cả FTSE và MSCI. Với kỳ vọng này, trường hợp KRX dời lịch triển khai cũng ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt là cá nhân (dòng tiền chính của thị trường.
Nhiệm vụ đưa KRX vào vận hành là một trong những yêu cầu đặt ra với ngành chứng khoán trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, theo báo cáo mới nhất Bộ Tài chính nhận được từ chủ đầu tư, hệ thống KRX đã chạy thử nghiệm nội bộ, mở rộng nhiều lần. Các vấn đề kỹ thuật lớn đã được giải quyết, tuy nhiên do yêu cầu của đề án là sang một hệ khác, kết nối các sở với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, có chức năng thanh toán bù trừ... nên hiện vẫn còn một số lỗi nhỏ. Chủ đầu tư đang tiếp tục phối hợp với nhà thầu khắc phục lỗi, sớm đưa vào vận hành thử, mở rộng cho thành viên thị trường. Khi hệ thống vận hành an toàn tuyệt đối, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng, cho phép hệ thống đi vào hoạt động.
Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao năng lực thị trường, chủ động theo dõi, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường. Ủy ban sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết huy động vốn qua thị trường, gắn IPO với niêm yết, rút ngắn thời gian phát hành IPO với thời gian được niêm yết, áp dụng công bố thông tin một đầu mối.
Tác giả: Việt Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy