Tin liên quan
Điều này cho thấy cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp đang tham gia trong ngành và các doanh nghiệp gia nhập ngành. Song song đó cũng tồn tại những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, và các vấn đề thấu hiểu xu hướng, đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng Việt”.
Ông Trần Quý Thanh - Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát
Theo ông, các doanh nghiệp tham gia ngành NGK Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trước cơ chế thị trường hiện nay.
Về tiêu dùng, trong năm 2014, dung lượng thị trường ngành NGK tại Việt Nam là 77,500 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2013. Các ngành hàng đóng góp lớn vào thị trường là Trà xanh đóng chai, Trà thảo mộc, Nước tăng lực. Dự báo tăng trưởng kép hàng năm CAGR giai đoạn 2015 – 2019 cho 3 ngành hàng này tương ứng là 17.8%, 27.6%, và 24.7%. Một số ngành hàng khác cũng được dự báo sẽ tăng trưởng tiêu dùng cao trong giai đoạn này là nước giải khát có gas CSD (11.8%), nước uống thể thao (28.2%) và ngành sữa nước (23%).
Về cạnh tranh, ngành nước giải khát đang có sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Có thể thấy, gần 50% thị trường năm 2014 thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Nổi bật là Pepsi Coca Cola và URC. Các doanh nghiệp Việt Nam có vị trí lớn trong ngành là Tân Hiệp Phát và Vinamilk. Trong đó, thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng sụt giảm qua các năm sau những giai đoạn phát triển thị phần ấn tượng. Điều này cho thấy vấn đề cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài là không dễ dàng, đồng thời cũng là tín hiệu cho thấy rào cản gia nhập ngành rất cao.
Đứng trước sức ép cạnh tranh, một số doanh nghiệp Việt Nam từng nổi trội trong thị trường cũng đã bị thu hẹp thị phần. Một số doanh nghiệp đã bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính và thương hiệu bị biến mất hoàn toàn sau khi mua lại.
Về chính sách, các chính sách ưu đãi doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam hiện chưa rõ ràng và chưa mang lại ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp Việt. Trong khi đó, nếu xét về tình hình các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá, gây thất thoát nguồn thu cho Nhà nước thì biện pháp chế tài chưa cân bằng với những hậu quả mà hành động đó gây ra ra cho Nhà nước.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong và có vị thế nhất định trên thị trường nước giải khát Việt Nam, hàng ngày đang phải đối mặt với tất cả những áp lực và thực trạng như trên, Chủ tịch Tân Hiệp Phát đã chia sẻ một số giải pháp như sau:
Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến vấn đề ngon, đã khát, mà còn là vấn đề về sức khỏe. Do đó, các doanh nghiệp khi lên chiến lược kinh doanh cần đặt vai trò sức khỏe lên vị trí quan trọng. Xu hướng tiêu dùng này bắt nguồn từ các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong các phương tiện thông tin đại chúng. Cụm từ “thực phẩm chức năng” không chỉ là một khái niệm có từ thuốc uống hoặc thực phẩm mà đang rất phổ biến trong ngành nước giải khát.
Doanh nghiệp mạnh cần phải được trang bị cơ sở hạ tầng tốt, có quy trình chặt chẽ và ngày càng tin học hóa để tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cạnh tranh không chỉ là trên điểm bán, nhà phân phối, thị trường, mà còn là cạnh tranh về nhân sự. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng được “thương hiệu nhân sự” nhằm thu hút nhân tài, phục vụ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Đặc biệt, ông cũng bày tỏ: Nhà nước cần có những chương trình ưu đãi cần thiết cho doanh nghiệp VIệt Nam để giữ gìn những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam trên thương trường; ưu tiên dùng nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp Việt Nam trong các chương trình xã hội hóa có sử dụng Ngân sách Nhà nước.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy