Dòng sự kiện:
9h sáng nay, giao lưu trực tuyến “Vì bình yên thủ đô Hà Nội”
08/08/2016 14:01:29
ANTT.VN - 9h sáng nay (8/8), Báo Đời sống & Pháp luật cùng báo Người đưa tin phối hợp tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Vì bình yên thủ đô Hà Nội".

Tin liên quan

Bắt đầu từ 9h sáng nay (8/8), Báo Đời sống & Pháp luật phối hợp cùng Báo điện tử Người đưa tin tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Vì bình yên Thủ đô Hà Nội”.

Giao lưu trực tuyến "Vì bình yên thủ đô Hà Nội" được tổ chức vào sáng 8/8/2016.

Khách mời tham gia chương trình là các lãnh đạo, đại diện các cơ quan Công an Hà Nội, bao gồm:

- Đại tá Nguyễn Duy Ngọc – Phó Giám đốc Công an thành phố

- Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng PC45

- Thượng tá Đậu Văn Liên – Phó trưởng phòng PC46

- Thượng tá Hà Thị Hằng – Phó trưởng phòng PC50

- Thượng tá Trịnh Văn Sỹ - Phó trưởng phòng PC67

- Đại tá Đinh Hữu Tân – Trưởng phòng PA83

Buổi giao lưu trực tuyến "Vì bình yên Thủ đô Hà Nội" được tổ chức trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống Công an Nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2016), nhằm tôn vinh hình ảnh người chiến sỹ CAND nói chung và lực lượng công an Hà Nội nói riêng.

Đến với chương trình, quý độc giả sẽ được lắng nghe những chia sẻ về công cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ của các chiến sĩ cảnh sát, công an - những con người ngày đêm đấu tranh chống tội phạm để mang lại cuộc sống bình yên cho người dân thủ đô.

Chương trình được kéo dài đến 11h cùng ngày và sẽ được cập nhật trực tiếp trên trang doisongphapluat.com, live stream trên fanpage của báo Đời sống & Pháp luật (https://www.facebook.com/doisongphapluatonline).

Ngay từ bây giờ, quý độc giả có thể tiếp tục gửi câu hỏi về địa chỉ e-mail: toasoan@doisongphapluat.com, đặt câu hỏi trên fanpage của báo hoặc liên hệ qua đường dây nóng: 0904.065.256.

***

- 9h00: MC giới thiệu chương trình, giới thiệu đại diện báo Đời sống & Pháp luật, báo Người Đưa Tin cùng các khách mời tham gia chương trình.

Về phía đơn vị tổ chức chương trình:

- Xin giới thiệu ông Nguyễn Tiến Thanh - Tổng biên tập Báo Đời sống & Pháp luật, ông Lê Tuấn Dũng - Phó Tổng biên tập, ông Vương Tiến Thành - Phó Tổng biên tập

- Về phía khách mời, xin giới thiệu các đại diện công an TP Hà Nội gồm:

Khách mời tham gia chương trình là các lãnh đạo, đại diện các cơ quan Công an Hà Nội, bao gồm:

- Đại tá Nguyễn Duy Ngọc – Phó Giám đốc Công an thành phố

- Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng PC45

- Thượng tá Đậu Văn Liên – Phó trưởng phòng PC46

- Thượng tá Hà Thị Hằng – Phó trưởng phòng PC50

- Thượng tá Trịnh Văn Sỹ - Phó trưởng phòng PC67

- Đại tá Đinh Hữu Tân – Trưởng phòng PA83

Ngoài ra còn có các phóng viên cơ quan báo chí trung ương, địa phương tới tham dự và đưa tin.

- 9h05: Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh - Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật, Báo Người Đưa Tin phát biểu, tặng hoa các vị khách mời.

Lãnh đạo Báo tặng hoa cảm ơn các vị khách mời.

- 9h30: Bắt đầu phần giao lưu với các khách mời.

Độc giả Hoài An (quận Cầu Giấy) đặt câu hỏi:

Phương hướng, mục tiêu của lực lượng Công an tại Thủ đô trong thời gian tới để nâng cao công tác đảm bảo an ninh, trật tự, vì sự bình yên của Thủ đô?

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc – Phó Giám đốc Công an thành phố trả lời:

Công tác đảm bảo an ninh trật tự không chỉ là nhiệm vụ riêng của lực lượng Công an mà cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Quán triệt chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, Công an TP đã có những chương trình đề án giao nhiệm vụ cho từng lực lượng, từng đơn vị và mỗi cán bộ chiến sĩ đảm bảo kỷ luật kỷ cương, nắm vững các nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể, quần chúng nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tránh oan sai, tiếp tục thực hiện nghiêm 6 điều Bác Hồ dạy CAND cũng như cuộc vận động "CAND vì nước quên thân vì dân phục vụ”.

Lực lượng Công an Thủ đô từng bước trưởng thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô. Công an Thành phố mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và lực lượng phóng viên, báo chí để giữ vững sự bình yên, mang lại niềm tin cho du khách quốc tế cũng như nhân dân Thủ đô.

Độc giả Hoàng Nam (Định Công) đặt câu hỏi:

Hiện nay, vấn đề nước thải gây ô nhiễm tại các khu dân cư đang được nhiều người dân quan tâm, lực lượng cảnh sát môi trường Hà Nội có biện pháp gì để giải quyết tình trạng này?

Thượng tá Lê Văn Tâm – Phó trưởng phỏng PC 49 – trả lời:

Về lĩnh vực bảo vệ môi trường, cùng chung với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, dân cư của TP. Hà Nội trong những năm gần đây luôn ở mức cao. Các khu đô thị, chung cư được xây dựng nhiều nhưng kết cấu hạ tầng, nhất là công trình xử lý về môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải sinh hoạt tại các chung cư chưa được quan tâm đúng mức nên khi các khu chung cư đi vào hoạt động ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.

Để giải quyết tình trạng này, cảnh sát môi trường đã tăng cường rà soát, kiểm tra, ngoài xử phạt vi phạm hành chính các chủ đầu tư, các khu đô thị vi phạm, chúng tôi đã có kiến nghị đến UBND thành phố Hà Nội, các cơ chức năng liên quan, các UBND quận, phường giám sát chặt chẽ việc đầu tư cơ sở hạ tầng và việc đưa vào hoạt động hệ thống nước thải tại các khu chung cư.

Trong thời gian tới, lực lượng cảnh sát môi trường sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động này để đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp cho thủ đô Hà Nội.

PV đài truyền hình Hà Nội đặt câu hỏi:

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có nhiều địa điểm trống để đổ phế thải trái phép. Trước tình trạng này, lực lượng cảnh sát môi trường có những biện pháp nào để giải quyết tình trạng trên?

Thượng tá Lê Văn Tâm trả lời:

Về việc quản lý chất thải xây dựng, chất thải rắn, UBND TP Hà Nội đã ban hành quy định về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố, kèm theo quy định các khu vực, các bãi, nơi xử lý, trung chuyển chất thải rắn. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư vì tiết kiệm chi phí, đã lợi dụng các khu vực có diện tích đất trống, dự án quy hoạch treo để đổ phế thải.

Bên cạnh đó, vì lực lượng cảnh sát môi trường còn mỏng, nhiều đối tượng tranh thủ lúc đêm khuya đổ 1 -2 xe chất thải nên rất khó xử lý.

Để giải quyết triệt để tình trạng này, lực lượng cảnh sát môi trường sẽ tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng, kiến nghị UBND phường, quận để xử lý.

PV VOV đặt câu hỏi:

Là phụ nữ, khi nhận công tác chị đã gặp phải những khó khăn gì? Bí quyết nào giúp chị vượt qua những khó khăn trong công việc, để vừa giỏi việc nước vừa đảm việc nhà?

Thượng tá Hà Thị Hằng - Phó trưởng phòng PC50 trả lời:

Về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm thì tôi đã tham gia từ năm 1991, tính đến nay đã được 25 năm. Trong thời gian công tác, bên cạnh những thuận lợi, chúng tôi gặp khá nhiều áp lực.

Khi gặp khó khăn, chúng tôi được cấp trên và đồng nghiệp chia sẻ, giúp đỡ hoàn thành công tác tốt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được gia đình động viên, tạo điều kiện để yên tâm công tác.

Với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ được giao, đấu tranh không khoan nhượng với các loại hình tội phạm phải đương đầu, khắc phục mọi khó khăn để vượt qua.

Riêng bản thân tôi là phụ nữ nên vẫn phải hoàn thành trách nhiệm của người vợ, người mẹ nên tôi chọn cách chia sẻ với người thân trong gia đình về công việc để hiểu cho những lúc vắng nhà. May mắn là tội được chồng, con và gia đình nhà chồng thông cảm và hiểu. Đối với tội phạm thì phải đấu tranh không khoan nhượng, nhưng khi về gia đình, biết lắng nghe, chia sẻ thì chuyện gia đình sẽ ổn thỏa, từ đó yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên và nhân dân giao phó.

Độc giả Phương Dung (Đống Đa, Hà Nội) đặt câu hỏi:

Công tác của lực lượng 141 hiện nay ra sao? Có người cho rằng, tuy lực lượng 141 trấn áp tội phạm đường phố rất hiệu quả, nhưng chỉ chốt chặn một thời điểm nhất định trong ngày. Ngoài thời gian đó, nhiều đối tượng lại ngang nhiên ra đường vi phạm. Theo ông, giải quyết vấn đề này thế nào?

Thượng tá Trịnh Văn Sỹ - Phó trưởng phòng PC67 trả lời:

Nhân dân Thủ đô cũng như chúng ta ngồi đây đều biết rằng lực lượng 141 đã ra đời tròn 5 năm. Trong 5 năm đó, lực lượng 141 đã giải quyết có hiệu quả các loại tội phạm đường phố, trở thành "thương hiệu niềm tin" của người dân Thủ đô dành cho Công an Thành phố. Ví dụ như các loại tội phạm côn đồ, cầm vũ khí rượt đuổi; các thanh niên có các hành vi ngang nhiên thách thức lực lượng giao thông…

Từ khi có lực lượng 141, loại tội phạm trên đã giảm hẳn và 141 cũng là lực lượng để người dân gửi gắm lòng tin và sự an tâm mỗi khi ra đường, nhất là vào ban đêm.

Với biên chế của CA thành phố và với yêu cầu công việc, căn cứ vào quy luật hoạt động của các loại tội phạm và thời gian hoạt động thì lực lượng 141 đã được bố trí ở các tuyến phố khác nhau, trong các thời gian phù hợp khác nhau…

Cá nhân tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với nhân dân thủ đô, những người đã giúp đỡ lực lượng 141 trong suốt 5 năm qua.

Độc giả Trung Quân (Mỹ Đình) đặt câu hỏi:

Hiện nay, hàng giả hàng kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường dù lực lượng chức năng đã vào cuộc quyết liệt. Vậy thời gian tới, chúng ta sẽ phải đấu tranh thế nào với loại tội phạm này?

Thượng tá Đậu Văn Liên – Phó trưởng phòng PC46 trả lời:

Thượng tá Đậu Văn Liên – Phó trưởng phòng PC46

Hiện nay, lực lượng cảnh sát kinh tế công an thành phố Hà Nội phải đối mặt với nhiều loại tội phạm nguy hiểm cần tập trung đấu tranh.

Một trong số đó là tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân... Có thể mượn lời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi tiếp xúc cử tri tại TP. Hồ Chí Minh: Bảo vệ sức khỏe người dân cũng phải được xác định như là vấn đề an ninh quốc gia. Lực lượng cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội coi đó như những quan điểm chỉ đạo tầm chiến lược để xây dựng những kế hoạch tấn công có hiệu quả với loại tội phạm này nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân.

Qua các cơ quan báo chí và bạn đọc, chúng tôi rất muốn nhận được nhiều thông tin phản ánh kịp thời về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm để Công an TP Hà Nội nói chung và lực lượng Cảnh sát Kinh tế nói riêng điều tra xử lý.

Độc giả Ngô Phương Anh (26 tuổi, nhân viên Ngân hàng, Cầu Giấy, Hà Nội) có câu hỏi:

Hiện nay, nhiều người vẫn quan tâm về tác phong thái độ của cán bộ công quyền đối với nhân dân. Trong quá trình làm nhiệm vụ, tiếp xúc người dân, người cán bộ công an có những sự khác biệt nào so với cán bộ những ngành nghề công vụ khác? Lực lượng công an thủ đô đã tạo được sự thân thiện hay chưa và phải làm gì để cải thiện hơn nữa?

Thượng tá Trịnh Văn Sỹ - Phó trưởng phòng PC67 trả lời:

Thượng tá Trịnh Văn Sỹ - Phó trưởng phòng PC67

Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tại nơi công cộng, công khai, tức là ở trên đường phố, tất cả việc làm của CSGT dù hay hay dở đều được người dân ghi nhận trực tiếp.

Trong những năm qua, việc làm của cán bộ chiến sĩ, lực lượng CSGT được nhân dân thủ đô ghi nhận. Người dân thủ đô gọi đó là hình ảnh đẹp, việc tử tế.

Trong quá trình làm nhiệm vụ, ở đâu đó vẫn còn những cá nhân, cán bộ chiến sỹ CSGT có ứng xử để người dân không hài lòng, tạo nên điều tiếng.

Để giải quyết vấn đề này, như đồng chí đại tá Phó giám đốc Công an TP đã trao đổi, đối với lực lượng cảnh sát giao thông, chúng tôi coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng văn hóa ứng xử, để cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông biết cách ứng xử có trách nhiệm và làm tròn nhiệm vụ để người dân hiểu và chấp hành các quy định đồng thời ủng hộ việc làm của CSGT.

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc CA TP trả lời:

Bộ CA có nhiều kế hoạch xây dựng, chấn chỉnh lực lượng CA thủ đô. Phần lớn các chiến sĩ đã nghiêm túc thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ, ở đâu đó vẫn có số ít chiến sĩ có hành vi chưa đúng. Lãnh đạo công an thành phố đã nghiêm túc kiểm điểm và xử lý theo đúng điều lệnh. Đã có rất nhiều hình ảnh chiến sĩ CSGT tận tụy giúp đỡ nhân dân được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Ví dụ như Thượng tá Lê Đức Đoàn đã có hành động vì dân tại điểm Bắc cầu Chương Dương; các chiến sĩ đến tận nơi để làm CMND cho người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn; lực lượng công an phường, phối hợp giải quyết ngay các đối tượng uy hiếp đến quyền lợi của nhân dân.

CATP Hà Nội cũng xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu để tiếp đón người dân; xây dựng, thiết kế cảnh phục phù hợp với văn hóa, phù hợp với từng lực lượng.

CATP Hà Nội trân trọng cảm ơn nhân dân thủ đô đã yêu mến lực lượng CA TP Hà Nội. Đó là vinh dự và cũng là trách nhiệm của Công an Thành phố Hà Nội để chúng tôi tiếp tục nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt trong tình hình an ninh trật tự có diễn biến phức tạp.

Độc giả Nguyễn Trung Thành (Hai Bà Trưng) đặt câu hỏi:

Tội phạm ngày càng liều lĩnh và manh động, đã bao giờ anh cảm thấy bị lung lay ý chí trước công việc đầy hiểm nguy này không?

Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng PC45 trả lời:

Từ khi chúng tôi có nguyện vọng viết đơn xin đứng trong lực lượng công an nhân dân thì đều có quyết tâm không bao giờ thay đổi, không bao giờ đầu hàng với tất cả các loại tội phạm, dù chúng có liều lĩnh và xảo quyệt đến đâu.

Lực lượng cảnh sát hình sự thủ đô và tất cả các lực lượng khác, với tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, của lãnh đạo Công an thành phố đều quyết tâm giữ vững ý chí chiến đấu và đấu tranh không khoan nhượng với tất cả các loại tội phạm để bảo vệ và giữ gìn sự bình yên của thủ đô, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô và của đất nước trong thời gian tới ngày càng tốt đẹp hơn.

Độc giả Phương Hoa (quận Ba Đình) đặt câu hỏi:

CSGT Hà Nội là lực lượng nhiều lần bị côn đồ tấn công, người vi phạm chống đối. Có giải pháp nào giải quyết vấn đề này? (Tăng chế tài xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, quy định lại hành vi này, trang bị cho CSGT công cụ hỗ trợ, ...)

Thượng tá Trịnh Văn Sỹ - Phó trưởng phòng PC67 trả lời:

Trong những năm vừa qua xảy ra các vụ côn đồ bất ngờ tấn công cảnh sát giao thông (CSGT) đang thực thi công vụ, để giải quyết vấn đề này, lực lượng CSGT được trang bị thêm vũ khí, tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ.

Khi đã xảy ra các vụ chống người thi hành công vụ thì căn cứ vào pháp luật để xử lý nghiêm và kịp thời răn đe. CATP tổ chức bồi dưỡng cho về văn hóa ứng xửa cho cán bộ chiến sĩ.

Trong 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn thành phố xảy ra 2 vụ chống người thi hành công vụ, số vụ giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc CA TP trả lời:

Bộ CA có nhiều kế hoạch xây dựng, chấn chỉnh lực lượng CA thủ đô. Phần lớn các chiến sĩ đã nghiêm túc thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ, ở đâu đó vẫn có số ít chiến sĩ có hành vi chưa đúng. Lãnh đạo công an thành phố đã nghiêm túc kiểm điểm và xử lý theo đúng điều lệnh. Đã có rất nhiều hình ảnh chiến sĩ CSGT tận tụy giúp đỡ nhân dân được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Ví dụ như Thượng tá Lê Đức Đoàn đã có hành động vì dân tại điểm Bắc cầu Chương Dương; các chiến sĩ đến tận nơi để làm CMND cho người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn; lực lượng công an phường, phối hợp giải quyết ngay các đối tượng uy hiếp đến quyền lợi của nhân dân.

CATP Hà Nội cũng xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu để tiếp đón người dân; xây dựng, thiết kế cảnh phục phù hợp với văn hóa, phù hợp với từng lực lượng.

CATP Hà Nội trân trọng cảm ơn nhân dân thủ đô đã yêu mến lực lượng CA TP Hà Nội. Đó là vinh dự và cũng là trách nhiệm của Công an Thành phố Hà Nội để chúng tôi tiếp tục nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt trong tình hình an ninh trật tự có diễn biến phức tạp.

Độc giả Nguyễn Văn Tuấn (Hoàng Mai):

Hiện nay mạng xã hội (MXH) facebook, Zalo, Viber,... rất phát triển tại Việt Nam. Những loại tội phạm như thế nào thường xuất hiện trên mạng xã hội này?

Thượng tá Hà Thị Hằng - Phó trưởng phòng PC50 trả lời:

Thượng tá Hà Thị Hằng - Phó trưởng phòng PC50.

Hiện nay các mạng xã hội Facebook, Zalo... rất phát triển. Tội phạm đang lợi dụng triệt để các kênh này để phạm tội.

Các đối tượng phản động, chống phá lợi dụng các mạng xã hội để chống phá nhà nước. Ngoài ra, các loại hình tội phạm, gây mất trật tự xã hội cũng rất phát triển.

Về cơ bản có thể chia tội phạm mạng thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Sử dụng MXH đăng tin thất thiệt, trục lợi. Ví dụ như thông tin: Vụ bắt cóc trẻ em ở Văn Quán; nữ sinh bị giết, hiếp tại ĐH Công nghiệp.

Nhóm 2: Sử dụng MXH để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Phòng PC50 đã xử lý 15 vụ.

Nhóm 3: Bán hàng kém chất lượng, hàng giả.

Nhóm 4: Lợi dụng MXH để cướp giật tài sản, xu hướng năm sau nhiều hơn năm trước, với 5 loại hình: Giả mạo website đưa các thông tin khuyến mại (nhà mạng) để người đọc mua thẻ nhằm trục lợi bất chính. Thứ 2 là chiếm dụng quyền quản lý (hack) liên hệ người thân để lừa đảo tiền bạc, kêu gọi hợp tác đầu tư sau đó chiếm đoạt. Thứ 3 là giả mạo các nhà mạng để đăng tin trúng thưởng SH, Piagio, sau đó yêu cầu chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản.

Trong thời gian qua, phòng PC50 đã khám phá nhiều trường hợp giả mạo các trang bán hàng uy tín sau đó chiếm đoạt. Một trường hợp khác là giả làm người nước ngoài, làm quen trên mạng Facebook (thường nhắm đến phụ nữ) sau đó tặng quà, một kẻ khác trong đường dây đóng giả làm nhân viên hải quan yêu cầu người nhận đóng các phí để nhận quà và bị chiếm đoạt.

PC 50 khuyến cáo người dân tăng cường cảnh giác, tránh bị lừa đảo.

Độc giả Thái Anh Thư (Cổ Nhuế) đặt câu hỏi:

Khoa học công nghệ càng phát triển, tội phạm lĩnh vực chính trị, tư tưởng lợi dụng internet để tuyên truyền sai lệch khiến công tác ngăn chặn của cơ quan công an ngày càng khó khăn. Ông có thể đánh giá về loại tội phạm này cũng các phương thức thủ đoạn, phương án đấu tranh ngăn chặn?

Đại tá Đinh Hữu Tân – Trưởng phòng PA83:

Xã hội hiện nay bùng nổ thông tin rất lớn, trình độ KH-XH phát triển mạnh mẽ, bao trùm tất cả lĩnh vực. Tất cả mọi người đều có thể tham gia, chia sẻ, không có một loại hình nào có thể phát triển được như vậy.

Theo khảo sát, có khoảng trên 30 triệu lượt người tham gia vào mạng xã hội. Sự bùng nổ của mạng xã hội giúp cho sự trao đổi thông tin, hình ảnh chia sẻ tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của mọi người diễn ra một cách nhanh chóng, đa dạng mà không có một loại hình nào có thể đạt được.

Mặt khác, mạng xã hội cũng đã giúp truyền tải đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân, quần chúng góp phần tạo sự đồng thuận xã hội; tham gia công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó tác độ tiêu cực, mặt trái của MXH cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong công tác quản lý Nhà nước. MXH nói riêng và Internet nói chung là môi trường ảo tạo thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng đứa các thông tin, hình ảnh xuyên tạc, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, lối sống với truyền thống văn hóa, xã hội.

Đặc biệt các thế lực thù địch ở nước ngoài và đối tượng chống dối trong nước đã triệt để lợi dụng MXH để tuyên truyền, phát tán mọi tư tưởng, xuyên tạc các đường lối chính sách của Đảng đề ra; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; lợi dụng các sự kiện để tụ tập, lôi kéo xuống đường, gây mất an ninh trật tự; tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy,...

Công tác đấu tranh tội phạm cũng gặp nhiều khó khăn do các đối tượng thường giấu địa chỉ IP để tránh sự điều tra của cơ quan công an, dùng địa chỉ IP nước ngoài để trốn tránh. Ngoài ra, một vấn đề nữa đó là hệ thống văn bản pháp quy về lĩnh vực này còn chưa mạnh, chưa đủ răn đe, phương tiện kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời so với tốc độ phát triển của công nghệ.

Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm, nhiệm vụ đã được giao, đơn vị luôn đề cao tư tưởng đấu tranh để hạn chế tác hại của các loại hình tội phạm.

Độc giả Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy) đặt câu hỏi:

Ngày nay, ở Thủ đô Hà Nội vốn mở cửa càng tạo nên xã hội đa dạng, những loại tội phạm nào và phương thức thủ đoạn nào mà lực lượng công an thường xuyên phải đối mặt? Trong đó, loại tội phạm nào nguy hiểm nhất, khó phát hiện đấu tranh nhất?

Đại tá Dương Văn Giáp - Trưởng phòng PC45 trả lời:

Thứ nhất, đó là các loại tội phạm đường phố, cướp giật, trộm cắp tài sản. Lãnh đạo công an thành phố quan tâm chỉ đạo giải quyết triệt để và hiệu quả. Một tháng trung bình xảy ra 30 vụ cướp giật, đều được tập trung khám phá và giải quyết dứt điểm.

Ngoài ra, còn có các loại tội phạm ẩn như cho vay nặng lãi, đòi nợ, siết nợ, gây thương tích cũng được quan tâm và chỉ đạo giải quyết từ công an thành phố đến các quận, huyện, thị xã...

Các băng nhóm tội phạm bảo kê bến bãi, vật liệu xây dựng, đánh nhau gây thương tích, Bộ Công an và công an thành phố Hà Nội chỉ đạo phòng PC 45 phối hợp các phòng nghiệp vụ, công an các quân huyện rà soát điều tra, triệt phá trong thời gian sớm nhất. Trong thời gian gần đây, các băng nhóm không còn.

Thứ 3 là tội giết người cướp tài sản, xảy ra bất ngờ, với nỗ lực của lực lượng cảnh sát hình sự thành phố thì loại hình này đã giảm cơ bản. Các tội phạm trên mạng Internet cũng được quan tâm để phòng ngừa và giảm các loại hình tội phạm này.

Cuối cùng là tội phạm công nghệ cao, gây thiệt hại cho quần chúng nhân dân, phòng Cảnh sát hình sự cũng đã phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ của công an thành phố để giải quyết triệt để.

Độc giả Hoàng Nam (Bắc Từ Liêm) đặt câu hỏi:

Xin ông đánh giá chung về tình hình đấu tranh tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự tại Thủ đô những năm qua?

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc (Phó giám đốc công an thành phố Hà Nội) trả lời:

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó giám đốc công an thành phố Hà Nội.

Trong những năm gần đây, trên địa bàn Thủ đô luôn diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng trong nước và quốc tế. Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công An, Thành ủy, Hội đồng nhân dân UBND TP, công an Thành phố chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Trong đó luôn có những sáng kiến đưa ra phù hợp với tình hình như thành lập lực lượng 141, 142; đấu tranh tấn công trấn áp tội phạm trên địa bàn; tạo sự răn đe đối với các đối tượng; luôn tổ chức xây dựng các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tội phạm; luôn được đánh giá là đơn vị chủ động tham mưu, đáp ứng được yêu cầu của quốc hội qua các nghị quyết về công tác chỉ tiêu, tin báo tố giác tội phạm; không để tình hình tội phạm lộng hành bình yên Thủ đô.

Chúng tôi được đánh giá là đơn vị chủ động, thực hiện tốt các nhiệm vụ, đáp ứng nhiệm vụ về công tác, chỉ tiêu đấu tranh tiếp nhận công tác chỉ đạo góp phần bình yên của thủ đô. Trong quá trình triển khai công tác, chúng tôi luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, có rất nhiều tấm gương người dân tham gia đảm bảo bình yên Thủ đô.

- 11h00: Buổi giao lưu kết thúc.

Linh Nga

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến