Theo RT, Nga bắt đầu sản xuất một tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ bất chấp Mỹ phản đối và đe dọa áp đặt trừng phạt kinh tế.
“Xí nghiệp Almaz-Antey đã bắt đầu sản xuất các hệ thống tên lửa S-400 cho Ấn Độ và Nga sẽ chuyển giao S-400 cho Ấn Độ đúng theo thời hạn trong hợp đồng”, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov cho biết.
Theo ông Manturov, các trung tâm huấn luyện cũng đã được thiết lập tại Ấn Độ để chuẩn bị cho đội ngũ điều khiển hệ thống S-400.
“Nói chung, tất cả cam kết của các bên bao gồm hoạt động chi trả đang dần được hoàn thành đầy đủ”, ông Manturov nói thêm.
Nga bắt đầu sản xuất một tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ bất chấp Mỹ phản đối và đe dọa áp đặt trừng phạt kinh tế.
Kể từ khi Moscow và New Delhi ký hợp đồng 5,43 tỉ USD để mua 5 đơn vị S-400 vào năm 2018, Washington đã nhiều lần ngăn chặn thỏa thuận trên, họ cảnh báo Ấn Độ rằng hành động này có thể hạn chế “khả năng tương tác” với các hệ thống của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ đôi lần cũng đã ám chỉ tới các lệnh trừng phạt về kinh tế.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với các phóng viên tháng trước rằng nếu New Delhi tiếp tục mua hệ thống phòng thủ trên, “sẽ có nguy cơ lệnh trừng phạt được áp dụng” theo Đạo luật trừng phạt đối thủ của Mỹ (CAATSA), theo đó chống lại việc các đồng minh của Mỹ mua vũ khí của Nga, trong đó có thành viên Thổ Nhĩ Kỳ của NATO.
Bất chấp áp lực từ nước ngoài, Ấn Độ vẫn kiên quyết cho rằng họ được phép mua sắm thiết bị quân sự một cách độc lập và quyết định này không thể do Mỹ hay bất kỳ nước nào bên ngoài thực hiện.
Liên quan tới thương vụ mua S-400 của Nga, Mỹ cũng từng nhiều lần đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt với đồng minh trong khối NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng nói, do Ankara nhất quyết không chịu từ bỏ S-400, Washington đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất tiêm kích F-35.
Theo thiết kế, hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga có thể tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung và cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Tầm bắn đạt 400 km, hệ thống S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 30 km.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa, UAV...) từ độ cao 5 m đến 27 km.
Radar của S-400 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 600 km. Hệ thống này được Nga đưa vào sử dụng từ tháng 8/2007. Trung Quốc là nước đầu tiên được Nga cung cấp loại vũ khí này. S-400 được cho là có khả năng bắn hạ cả máy bay tàng hình.
Một tổ hợp S-400 thường có 8 bệ phóng di động (4 ống phóng/bệ) với 32 tên lửa và một trạm chỉ huy, đi kèm xe radar đa năng, radar đo độ cao cùng xe điều khiển.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy