Ấn Độ: Với 4 USD, liệu có thể cải thiện cuộc sống người lao động?
13/05/2015 11:24:59
ANTT.VN - Thỏa thuận mới của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi để thúc đẩy nền kinh tế có một logic đơn giản: lao động giá rẻ sẽ hút các công ty từ các quốc gia có chi phí cao, và việc làm mới sẽ cải thiện cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khó khăn như thế nào để thực hiện được nhiệm vụ này.

Tin liên quan

Người lao động tại nhà máy Ishwar Engineering Co. ở Mumbai, Maharashtra, Ấn Độ. Nhiếp ảnh gia: Dhiraj Singh / Bloomberg

Tại Alang, thuộc bang Gujarat miền tây Ấn Độ, người lao động nhập cư kiếm được khoảng $4 mỗi ngày với việc thu hoạch lúa mạch trong 12 giờ ở nhiệt độ 100 độ Fahrenheit. Những người lao động này thường không biết nhiều về quyền lợi của mình, nhưng rất ý thức về những rủi ro của họ - cái chết, mà thường rơi vào người trụ cột duy nhất của gia đình.

Luật lao động của Ấn Độ chỉ dành một phần trăm nhỏ là cho quyền lợi của người lao động, sự bảo đảm an toàn xã hội của quốc gia này thấp hơn nhiều so với của Trung Quốc, nơi mà cuộc sống lao động đã được cải thiện rõ ràng nhờ việc sản xuất giầy cho Nike Inc. và lắp ráp Ipad cho Apple. Chính sách của ông Modi trong năm nhiệm kỳ đầu tiên của mình, có nguy cơ làm giàu cho giới tài phiệt trong khi thất bại đối với việc cải thiện cuộc sống của người dân lao động Ấn Độ với mức sinh hoạt dưới 1.25 USD mỗi ngày, Tổ chức Công đoàn nước này cho biết.

"Nếu bạn muốn làm cho Ấn Độ trở thành một cơ sở sản xuất vững chắc, bạn phải đồng thời cải thiện cả điều kiện lao động," Colin Gonsalves, người sáng lập của Luật Nhân Quyền mạng, cho biết. "Điều kiện lao động ở Trung Quốc cao hơn so với Ấn Độ rất nhiều. Trung Quốc không cho phép đối xử với người lao động của họ như nô lệ."

“Made in” Ấn Độ

Sau khi lên nắm quyền vào cuối tháng 5 với lượng bầu cử lớn nhất trong ba thập kỷ, Modi đã tuyên bố chiến dịch “Made in India”, để thúc đẩy sản xuất đạt đến 25% của tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2022 từ 18% mức hiện nay. Nền tảng của các chính sách đó là thu hút các công ty nước ngoài thành lập nhà máy ở Ấn Độ để sản xuất.

Để thực hiện được chiến dịch trên, ông Modi đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty nước ngoài trong việc áp dụng luật lao động phức tạp của Ấn Độ mà không phải bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ông ấy cũng cho phép việc làm thêm giờ nhiều hơn và làm giảm lượng thanh tra nhà máy, tuy nhiên ông vẫn duy trì các kế hoạch bảo hiểm nhân thọ và hưu trí dành cho người nghèo, nhằm mục đich đem lại quyền lợi cho cả hai bên.

Các Bang của Ấn Độ đưa các chính sách hấp dẫn dành cho doanh nghiệp sẽ thu hút một lượng lớn đầu tư quốc tế, ước tính khoảng 100 tỉ USD cho đất nước, ông Modi đã phát biểu trong tháng 10. Ấn Độ đã từng bị tụt hạng từ vị trí 189 xuống còn 134 trong danh sách các nền kinh tế dễ để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Ấn Độ với Trung Quốc

Trung Quốc đã có bước khởi đầu vượt qua Ấn Độ trong cuộc cải cách luật lao động với sự bảo vệ chặt chẽ dành cho người lao động, đưa người lao động trở thành xương sống của nền kinh tế. Hành động này đã cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của họ.

Sự bùng nổ kinh tế trong thập kỷ qua đã làm cho người lao động di cư ở Trung Quốc được giáo dục tốt hơn. Thu nhập bình quân hàng tháng của một công nhân nhập cư đã tăng 9.8% so với một năm trước đó.

Mặc dù vậy, Chính phủ Trung Quốc và các công ty hoạt động kinh doanh tại nước này vẫn phải đối phó với nhiều vấn đề lao động. Trung Quốc chưa có một tổ chức công đoàn lao động chính thức nào, vào năm ngoái 8,000 giáo viên Trung Quốc đã đình công để đòi lương cao hơn. Đặc biệt, trong năm 2010, nhà sản xuất hợp đồng Foxconn Technology Group của Apple đã làm rung chuyển thế giới bởi một loạt các vụ tự tử của người lao động tại các cơ sở của nó.

Quay trở lại với Ấn Độ, tại các xưởng ở Alang, môi trường làm việc rất khắc nghiệt. Công nhân làm việc cực nhọc trong những bãi biển đầy dầu bẩn, và gỗ vụn trong làn nước biển thâm đen. Theo số liệu của chính phủ Gujarat thu được bằng Shipbreaking Platform cho thấy đã có 460 công nhân đã thiệt mạng trong hai thập kỷ qua.

Hiện nay, hơn 90% lực lượng lao động của Ấn Độ không có tổ chức và không có an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, theo một báo cáo năm 2014 của Văn phòng Lao động của chính phủ. Đạo luật năm 2008 không đảm bảo an ninh và an toàn thể chất của lao động nhập cư.

''Pháp luật và cơ chế nhân đạo cho việc thực thi là cần thiết, "Sharit Bhowmik, một đại diện tại Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội Ấn Độ cho biết, "Những người lao động này là những đối tượng rất dễ bị tổn thương vì họ là những người di cư mới chuyển đến các khu vực này do nghèo đói và thiếu việc làm. Họ là những người ở vị thế yếu."

Nand Kishore là một thợ hàn tàu, ông đã dành gần 12 giờ hàng ngày đứng trong điều kiện nóng để hàn thép hạng nặng. Ông cho biết "Chỉ cần một khoảnh khắc thiếu tập trung, thì bạn chắc chắn sẽ chết.”

Thúy Anh (Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến