Lễ ký thỏa thuận giữa ba nước Pháp, Đức và Tây Ban Nha. (Nguồn: EPA)
Ngày 17/6, Pháp, Đức và Tây Ban Nha đã nhất trí phát triển máy bay chiến đấu và hệ thống tác chiến trên không của châu Âu.
Thỏa thuận diễn ra trong bối cảnh các quốc gia này đang đẩy mạnh nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Đức và Tây Ban Nha đã ký một thỏa thuận tại Triển lãm Hàng không Paris, trong đó xác định phương thức hợp tác giữa 3 nước trong dự án, bao gồm hoạt động phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chủ trì lễ ký kết. Dự án này phù hợp với tham vọng của ông Macron về tăng cường hợp tác châu Âu trong bối cảnh nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang cho thấy sự miễn cưỡng ngày càng lớn trong hoạt động hỗ trợ quân sự dành cho lục địa này.
Tuy nhiên, châu Âu sẽ cần phải tốn nhiều thời gian để triển khai dự án. Hệ thống Tác chiến Trên không Tương lai (FCAS) dự báo sẽ đi vào hoạt động sau năm 2040. Các yêu cầu đối với hệ thống tác chiến trên không, trong đó cũng sẽ bao gồm các máy bay không người lái, sẽ được quyết định vào năm 2027, và giai đoạn phát triển sẽ có thể bắt đầu vào năm 2030.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho rằng thỏa thuận là “bằng chứng rõ ràng cho thấy châu Âu có khả năng ngăn chặn trước những thách thức chiến lược lớn trong tương lai.” Theo bà, FCAS là một khí tài quan trọng để giải quyết các cuộc đấu tranh quyền lực trong nửa cuối của thế kỷ 21, và “những gì diễn ra trong ngày hôm nay mang tính lịch sử.”
Dassault Aviation và Airbus được lựa chọn phát triển các máy bay chiến đấu để thay thế những chiếc Rafale và Eurofighter.
Chương trình trên được Tổng thống Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel phát động vào năm 2017. Hãng Airbus cho biết thế hệ máy bay chiến đấu mới sẽ được kết nối và tương thích với hàng loạt máy bay, vệ tinh, các hệ thống của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như các hệ thống tác chiến lục quân và hải quân.
Các cơ quan chức năng không tiết lộ thông tin về chi phí dành cho dự án, song hãng thông tấn DPA ước tính chi phí có thể vào khoảng 100 tỷ euro (112 tỷ USD).
Theo TTXVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy