Được biết công trình trên là tuyến đường bộ kết nối thôn Bản Cám (Nam Mẫu) với hệ thống giao thông của huyện Ba Bể được đầu tư với mức đầu tư gần 9 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư Chương trình 30a.
Ông Hoàng Văn Hợi, ở thôn Bản Cám cho biết, từ năm 2015 nhà thầu thi công xây dựng công trình Ngạm Khét (Cao Thượng) - Bản Cám (Nam Mẫu) là Công ty TNHH Anh Vấn đã cho nổ mìn, phá đá khiến toàn bộ đất đá từ bên trên rơi văng xuống khiến gia đình ông không thể canh tác ruộng lúa được.
Người dân Bản Cám phản ánh nhiều lần về trách nhiệm của nhà thầu thi công là Công ty TNHH Anh Vấn khi nổ mìn phá đá rơi văng xuống khu vực canh tác ruộng lúa nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có phương án bồi thường thỏa đáng
Cũng theo ông Hợi thì, dù tuyến đường đã đưa vào sử dụng từ năm 2016 nhưng đến nay vẫn như kiểu chưa làm. Đặc biệt, trên tuyến đường này chỗ thì đường đất, chỗ lại hộc đá vẫn ngổn ngang, sắc lẹm. Trời mưa là đất đá trôi xuống khu vực ruộng lúa ào ào.
“Nhiều lần, gia đình tôi cũng đã làm đơn gửi lên các cấp chính quyền địa phương yêu cầu nhà thầu thi công bồi thường nhưng bao năm qua vẫn chẳng thấy đâu. Nhiều gia đình bản người Mông cũng chịu ảnh hưởng từ việc thi công xây dựng này....”, ông Hợi lắc đầu ngán ngẩm.
Anh Hoàng Văn Thiều, một người dân khác tại bản Cám cũng nói, không hiểu nhà thầu thi công kiểu gì mà con đường mới đưa vào sử dụng chỉ có vài năm mà đã xuống cấp. Phía dưới khu vực canh tác lúa của bà con giờ toàn là đá, cỏ mọc thay lúa.
Từ Quốc lộ 279, chúng tôi mất gần một tiếng đồng hồ đi bộ mới vào đến điểm tuyến đường Ngạm Khét (Cao Thượng) - Bản Cám (Nam Mẫu) đã thi công và đưa vào sử dụng từ mấy năm nay.
Tuy nhiên, trước mắt là một màu xám ngoét của đá, sắc lẹm, ngổn ngang hộc đá, nhiều hạng mục công trình làm dở dang. Một bên là núi cao, một bên là vực sâu nên khi xảy ra mưa lũ sẽ gây nguy hiểm cho việc đi lại và cuộc sống canh tác của người dân.
Công trình được đầu tư mức kinh phí gần 9 tỷ đồng với chiều dài hơn 3km sau vài năm đưa vào sử dụng lại trở nên xuống cấp trầm trọng, ngổn ngang đá
Liên quan vấn đề trên, ông Triệu Anh Chư, Chánh văn phòng UBND huyện Ba Bể cho rằng, phía huyện đã giao cho Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Ba Bể trả lời cơ quan báo chí về vấn đề này.
Ngày 14/8, PV đã liên hệ đến ông Hoàng Quang Phú - Phó Phụ trách Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Ba Bể nhưng vị này cho biết đang họp ở trên tỉnh và đã giao cho một cán bộ chuyên môn cung cấp hồ sơ về vụ việc.
Tuy nhiên khi trao đổi về vụ việc, ông Mạc Văn Cầu, cán bộ chuyên môn tại đây cung cấp hồ sơ về vụ việc này còn thiếu với lý do “thất lạc”, chưa tìm thấy?!
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững là một chủ trương đúng và phù hợp. Đó là điều kiện để các huyện nghèo, xã nghèo và người nghèo tại vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung được ổn định cuộc sống vươn lên giảm nghèo bền vững qua đó tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Giai đoạn 2010-2020, Bắc Kạn có 2 huyện là Ba Bể và Pác Nặm được hưởng nguồn vốn từ Chương trình 30a. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc quản lý nguồn vốn tại tỉnh này còn tồn tại nhiều bất cập. |
An ninh Tiền tệ sẽ tiếp tục thông tin./.
Lê Trung Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy