Tin liên quan
Quy chế này sẽ là cơ sở nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền của BCĐ 389 quốc gia, các Bộ, ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Quy chế quy định cụ thể trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện báo cáo thông tin định kỳ, đột xuất; Qui định chế độ, nội dung, hình thức cung cấp thông tin về vụ việc, tình hình, kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý vụ việc vi phạm của các Bộ, ngành, địa phương để phục vụ công tác tuyên truyền của BCĐ 389 quốc gia trên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Theo đó, BCĐ 389, Bộ, ngành và địa phương phải chủ động cung cấp thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ động cung cấp chính xác, kịp thời, đúng yêu cầu về nội dung, hình thức, thời hạn.
Nội dung thông tin cung cấp cho báo chí định kỳ gồm: Chủ trương, chính sách, pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Thông tin chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương. Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (phương thức, thủ đoạn, địa bàn, tuyến trọng điểm, hiện tượng, vụ việc nổi cộm…).
Báo chí là lực lượng quan trọng thông tin tuyên truyền phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại (Ảnh minh họa, nguồn Tiền phong)
Việc cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc họp báo. Tổ chức họp báo ít nhất 3 tháng một lần để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Ngoài việc cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí, theo Quy chế, BCĐ 389 Bộ, ngành và địa phương thực hiện cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất gồm : Các thông tin, sự kiện hoạt động, văn bản chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương ; thông tin về tình hình, hiện tượng, vụ việc vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả do các đơn vị kiểm tra, thanh tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý,... Khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng thuộc lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm răn đe, phòng ngừa chung. Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin chưa chính xác, sai sự thật về lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định trong Quy chế thì Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia là Người phát ngôn của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Trong từng trường hợp cụ thể, Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương quyết định việc cung cấp thông tin thuộc phạm vi quản lý hoặc ủy quyền cho đầu mối (qua Cơ quan thường trực) cung cấp thông tin cho báo chí.
Nên đọc
Theo Infonet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy