Tin liên quan
Đầu tháng 5 vừa qua, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị bán đứt hai công ty bia Sabeco và Habeco. Theo VAFI, nếu thương vụ này được hoàn tất, Chính phủ có thể thu về trên 3 tỉ đô la Mỹ, gần tương đương với số tiền thoái vốn (dự kiến) tại 10 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như Vinamilk, FPT, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh, Bảo hiểm Bảo Minh... theo công bố hồi tháng 10-2015. Nếu đề nghị này được chấp thuận thì đây sẽ là một thông điệp mạnh của Chính phủ cho quyết tâm tái cơ cấu khu vực DNNN của Chính phủ theo hướng thu hẹp khu vực này vào một số lĩnh vực công ích nhất định.
Nguồn tiền sau khi bán các doanh nghiệp nhà nước nên sử dụng làm đòn bẩy thu hút vốn đầu tư tư nhân tham gia phát triển dự án cơ sở hạ tầng, vừa giúp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân, vừa giảm áp lực đóng phí với giá trên trời của các dự án BOT. Ảnh: Minh Khuê
Tiền thoái vốn đi về đâu?
Theo Nghị định số 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tiền thu được từ việc thoái vốn tại các DNNN sẽ được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp sau khi trừ hết các chi phí hoặc nghĩa vụ có liên quan đến việc chuyển nhượng vốn. Cũng theo nghị định này, số tiền thoái vốn từ các DNNN sau khi nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, kết hợp với nguồn thu của quỹ từ các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, sẽ được chi cho các việc: hỗ trợ người lao động, đầu tư các dự án trọng điểm hoặc cơ cấu lại vốn tại các DNNN.
Tuy nhiên cho tới nay, Chính phủ vẫn chưa đệ trình một kế hoạch sử dụng nguồn vốn này như thế nào cho hiệu quả trong thời gian tới. Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách như hiện nay, xuất hiện nhiều đề xuất dùng một phần số tiền thoái vốn này để tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ. Cụ thể, năm ngoái, ngay sau quyết định thoái vốn tại 10 DNNN kể trên, Quốc hội đã cho phép Chính phủ sử dụng không quá 10.000 tỉ đồng tiền bán cổ phần sở hữu của Nhà nước để cân đối, đáp ứng nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, trong trường hợp ngân sách năm 2015 bị hụt thu. Tiền lệ này rất nguy hiểm nếu tiếp tục vì khi đó Chính phủ sẽ không có động lực để cải cách tinh gọn và nâng cao hiệu quả bộ máy nhà nước.
Nên sử dụng nguồn tiền này như thế nào?
Cách sử dụng khôn ngoan nhất nguồn tiền thu được từ thoái vốn các DNNN là làm đòn bẩy để thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT). Nếu làm theo cách này, Chính phủ sẽ cùng một lúc đạt được nhiều mục đích.
Thứ nhất, nguồn vốn này được sử dụng vào mục đích đầu tư các dự án CSHT trọng điểm đúng như tiêu chí sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Hệ thống CSHT của Việt Nam như đường sá, cầu cảng, điện nước, bệnh viện, trường học... hiện vẫn còn rất yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển. Sử dụng vốn nhà nước theo cách này hứa hẹn sẽ hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế tốt hơn nhiều so với hỗ trợ thông qua phát triển DNNN.
Thứ hai, điều này sẽ góp phần làm giảm bớt áp lực nợ công của nền kinh tế. Ngân sách sẽ giảm bớt áp lực vay để chi cho đầu tư phát triển. Điều này sẽ gián tiếp làm giảm tỷ lệ nợ công trên GDP. Không những thế, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất của nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng, việc Chính phủ giảm huy động vốn qua phát hành trái phiếu sẽ góp phần giúp nền kinh tế bớt nóng hơn. Cả hai tác động này sẽ giúp cho các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế được lành mạnh hơn, qua đó thu hút được thêm nhiều nguồn vốn quốc tế đầu tư vào Việt Nam.
Thứ ba, nếu nguồn vốn này được sử dụng theo hướng làm đòn bẩy để thu hút vốn đầu tư tư nhân tham gia phát triển CSHT thì điều này sẽ thúc đẩy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân, huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách để phát triển CSHT. Nếu cách thức này được dùng cho lĩnh vực xây dựng đường sá, cầu cảng, áp lực thu phí của người dân với giá “trên trời” của các dự án BOT như thời gian vừa qua sẽ giảm bớt.
Tất nhiên, ngoài cách sử dụng như trên, Chính phủ có thể ưu tiên dùng cho các lĩnh vực công ích khác như năng lượng xanh, chống ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu... Bù đắp thâm hụt ngân sách như hiện nay nên xếp sau cùng trong cơ cấu.
Để đạt được cơ cấu tối ưu như trên rất cần một chính sách rõ ràng trong quản lý. Mỗi khoản mục sử dụng cần có địa chỉ rõ ràng, minh bạch và công khai, thậm chí cần có “đạo luật” để quản lý nguồn tiền cổ phần hóa giống như Quốc hội quản lý ngân sách, như đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch từng đề xuất. Đề xuất này là hoàn toàn hợp lý, bởi một đạo luật không chỉ chặt chẽ hơn về mặt pháp lý so với nghị định như hiện nay mà còn chuyển quyền quyết định cuối cùng về Quốc hội. Như vậy sẽ không còn chuyện Chính phủ tự cân đối thu chi từ tiền bán các DNNN.
Số tiền khổng lồ thu được từ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có thể được xem là thành công của Chính phủ. Nhưng nếu sử dụng không hiệu quả nguồn tiền này, có thể làm giảm một nửa giá trị của thành công ấy. Nỗi lo lắng ấy là hoàn thoàn có thật, và những câu hỏi số tiền ấy đi về đâu sẽ còn tiếp diễn mỗi khi Chính phủ có động thái bán doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia nếu không có một chính sách sử dụng và quản lý minh bạch.
Nên đọc
Theo TBKTSG
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy