Tin liên quan
Bên mua hững hờ, bên bán cũng không nóng vội, gần như suốt phiên chiều, sau khi rơi khỏi mốc điểm 600, VN-Index lình xình quẩn quanh biên độ hẹp 598 – 599 điểm. Nhưng bước vào đợt ATC, tình hình chợt thay đổi đến chóng mặt, khi nhiều nhà đầu tư đã dồn dập đặt lệnh bán, thoát hàng trên diện rộng khiến chỉ số sàn lao dốc nhanh chóng. Biết rằng, trong nhiều phiên gần đây, diễn biến của thị trường là tương đối tích cực về cả chỉ số cũng như thanh khoản.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, VN-Index chốt ở 594,25 điểm, giảm shock tới 6,68 điểm (-1,11%), khối lượng giao dịch đạt 143,92 triệu đơn vị (thỏa thuận: 15,05 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 2.725 tỷ đồng.
Trên toàn sàn có tổng cộng 84 mã tăng giá, 135 mã giảm giá và 68 mã đứng giá.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index chốt ở 90,25 điểm, giảm 0,62 điểm (-0,69%), khối lượng giao dịch đạt 74,3 triệu đơn vị (thỏa thuận: 5,5 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 1.121 tỷ đồng.
Trên toàn sàn có tổng cộng 43 mã tăng giá, 89 mã giảm giá, 235 mã đứng giá.
Như vậy, sắc xanh của ngày đầu tuần đã “tắt lịm” trên cả 2 sàn, số mã giảm cũng áp đảo hoàn toàn so với số mã tăng.
Diễn biết bất thường và đà rơi tự do của thị trường chứng khoán trong buổi chiều nay tiếp tục có một phần lỗi không nhỏ của blue-chips và nhóm các cổ phiếu lớn.
Đóng phiên hôm nay, màu đỏ sậm trở nên độc tôn trên bảng điện tử của nhóm blue-chips, cả 10/10 cổ phiếu của cả 2 sàn đều kéo nhau rớt điểm, đặc biệt “ông lớn” VNM sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng đã bất ngờ giảm 0,96% (1,0 điểm) xuống niêm yết ở 103.000đ/cp, FPT cũng đánh rơi 800 đồng xuống 49.100đ/cp, BVS, SSI, STB, VCG đồng loạt giảm 0,4 điểm.
VN30-Index cũng có một phiên giao dịch thê thảm khi đã mất tới 9,37 điểm (-1,47%) xuống còn 627,84 điểm khi đã có tới 24 mã giảm, 4 mã đứng giá và chỉ có duy nhất 2 mã tăng giá.
Bên cạnh VNM (-1,0 điểm), còn có rất nhiều ông lớn “vùi sặc” trong màu đỏ sậm. Có thể kể đến như VIC (-1,1 điểm), MSN (-3,0 điểm), KDC (-1,5 điểm), DRC (-1,0 điểm),…
Trong 4 mã may mắn có được sắc xanh thì HSG là mã có biên độ tăng lớn nhất với 1000 đồng. 3 mã còn lại mức tăng lại rất hạn chế: PET (+0,4 điểm), PGD (+0,1 điểm) và CSM (+0,1 điểm).
Màu xanh lá cũng tan biến trên bảng điện tử của các cổ phiếu dầu khí khi POV và PVD nỗ lực lắm cũng chỉ trụ được ở tham chiếu. PVC, PCG, PVS lần lượt mất 0,5 và 0,6 điểm.
Người anh em GAS của các cổ phiếu họ P cũng tiếp tục có phiên thứ 5 chưa biết màu xanh lá khi giảm thêm 1 điểm (-0,96%).
Phiên hôm nay có lẽ cũng là một ngày sậm buồn trong sắc sậm đỏ của các cổ phiếu ngân hàng. Không hiểu vì lí do gì có tới 8/9 mã nhà băng đóng cửa trong sắc đỏ tuy rằng mức giảm tối đa cũng chỉ là 0,4 điểm của mã chứng khoán của Ngân hàng Sacombank. Màu vàng tham chiếu của VNB bỗng lạc lõng trong xu thế giảm chung của nhóm.
Tuy có tới 7 mã kịch trần (CCI, DRH, DTA, LGL, RCL, V11, VNI)thì hôm nay vẫn là một phiên u ám cho các cổ phiếu bất động sản khi màu đỏ vẫn là một màu chủ đạo. NHN thậm chí còn chịu cảnh đóng sàn trong màu xanh trứng quốc khi đã rơi một mạch 12 điểm để khựng sàn ở 108.000đ/cp.
Không vui vẻ gì hơn các nhóm trên, các cổ phiếu chứng khoán cũng trầm buồn trong màu đỏ sậm. Chỉ có duy nhất PSI tăng 0,3 điểm và 4 mã đứng giá (APG, HBS, OGC, VDS, WSS), tất cả các mã còn lại đều giảm tối đa 0,8 điểm.
Về thanh khoản, trong phiên hôm nay, giao dịch cả 2 sàn đều đạt khá.
Trên HOSE, những mã cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất vẫn là những cái tên quen thuộc, dẫn đầu như thường lệ vẫn là FLC với KLGD 18,7 triệu cp, tương ứng giá trị 226,6 tỷ đồng, kế đến là VHG (5,86 triệu cp, 123 tỷ đồng), OGC (5,8 triệu cp, 55 tỷ đồng), ITA (5,6 triệu cp, 49 tỷ đồng) và KBC (5,3 triệu cp, 90 tỷ đồng).
Tương tự, trên sàn Hà Nội, KLF (-0,2 điểm, tương ứng -1,29%) vẫn là một mã tâm điểm với KLGD 19,2 triệu đơn vị, trị giá 290 tỷ đồng. Sau KLF, mã xếp thứ 2 trong top cổ phiếu giao dịch nhiều nhất sàn vẫn là PVX với KLGD 4,98 triệu đơn vị tương ứng giá trị 31 tỷ đồng. Kế đến là SCR với 3,9 triệu cổ phiếu (trị giá 38,5 tỷ đồng) và HUT với 3,8 triệu cổ phiếu (trị giá 55,6 tỷ đồng).
Trong phiên hôm nay, khối các nhà đầu tư nước ngoài đã bất ngờ thực hiện bán ròng 4,2 triệu đơn vị, trị giá 218 tỷ đồng. Cụ thể, khối này chỉ thực hiện mua 5,8 triệu đơn vị, trị giá 124 tỷ đồng, nhưng lại thực hiện bán ra tới 10 triệu đơn vị, trị giá 342 tỷ đồng.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy