Dòng sự kiện:
Bản tin chứng khoán chiều 19/11: Còn “rơi” đến bao giờ?
19/11/2014 18:18:16
ANTT.VN – Dù cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lên tiếng bác tin đồn siết margin, "ám ảnh" giảm điểm vẫn chưa thôi đeo bám thị trường chứng khoán.

Tin liên quan

VN-Index tiếp tục rớt sâu

VN-Index tiếp tục rớt sâu

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/11, VN-Index chốt ở 588,35 điểm, tiếp tục rơi sâu 5,90 điểm (-0,99%), khối lượng giao dịch đạt 162,36 triệu đơn vị (thỏa thuận: 29,55 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 2.889 tỷ đồng.

Trên toàn sàn có tổng cộng 69 mã tăng giá, 147 mã giảm giá và 69 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index chốt ở 89,64 điểm, giảm 0,61 điểm (-0,67%), khối lượng giao dịch đạt 79,81 triệu đơn vị (thỏa thuận: 3,73 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 1.189 tỷ đồng.

Trên toàn sàn có tổng cộng 38 mã tăng giá, 74 mã giảm giá, 255 mã đứng giá.

Như vậy, đà giảm điểm của thị trường vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lên tiếng bác tin đồn siết margin. Trước đó, trong phiên hôm qua, VN-Index đã bất ngờ rơi tự do trong đợt ATC khi thị trường bỗng xuất hiện tin đồn dòng tiền cho vay đầu tư chứng khoán từ phía các ngân hàng có nguy cơ nhỏ lại. Tin đồn lan đi với nội dung các ngân hàng có thể sẽ bị khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán ở mức 5% vốn chủ sở hữu theo quy định tại một văn bản pháp quy được ban hành vào cuối tuần qua.

Phiên hôm nay, diễn biến của nhóm các cổ phiếu lớn vẫn hết sức u ám. Trong rổ VN30, sắc đỏ sậm gần như nhuốm trọn bảng điện tử khi có tới 23 mã giảm nhưng số mã tăng chỉ khiêm tốn là 5 mã tăng, VN30-Index giảm 4,18 điểm (-0,67%) xuống 623,66 điểm.

Đáng chú ý, “ông lớn” VNM tiếp tục có phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp khi mất thêm 2,0 điểm (-1,94%) xuống đứng ở 101.000 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, PVD, HPG cùng dắt nhau giảm 1000 đồng lần lượt xuống 88.500 đồng/cổ phiếu và 55.500 đồng/cổ phiếu. MSN có phiên giảm điểm thứ 5 trong 7 phiên gần nhất khi đã giảm 1 điểm xuống 80.000 đồng/cổ phiếu.

KDC sau 6 phiên giảm giá liên tiếp bất ngờ bật tăng 2,75% (+1,5 điểm) lên đứng ở 56.000 đồng/cp.

PET cũng đã tăng tốt 3,38% (+0,90 điểm) lên đứng ở 24.400 đồng/cổ phiếu. Mới đây, với mục đích thực hiện tái cơ cấu lại các khoản đầu tư theo Đề án tái cơ cấu mà Thủ tướng đã phê duyệt, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã có thông báo gửi đến UBCK đăng ký bán 7 triệu cổ phiếu PET. Theo đó, giao dịch sẽ được áp dụng theo 2 phương pháp: thỏa thuận hoặc khớp lệnh qua sàn trong thời gian dự kiến từ 24/11 đến 23/12.

Trong phiên hôm nay, diễn biến của các cổ phiếu ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Thay vì “đỏ toàn tập” như cách đây một ngày, màu xanh lá tươi sáng đã trở lại với 2 mã STB và EIB, dẫu rằng mức tăng chỉ “nhỏ giọt” 0,1 điểm. ACB, BID, SHB đang đứng im ở tham chiếu. 4 mã giảm chia làm 2 nhóm, CTG và MBB cùng rớt 0,1 điểm; còn NVB và VCB cùng mất 0,4 điểm.

Không may mắn như ngân hàng, tình hình vẫn chưa có gì khởi sắc đối với các cổ phiếu chứng khoán. 2 mã tăng điểm duy nhất BSI và VIS cùng nhích 400 đồng lên 12.000 đồng/cổ phiếu và 11.600 đồng/cổ phiếu. Ngoài 7 mã đứng giá thì còn tới 13 mã phải chung cảnh đóng phiên sậm đỏ màu buồn, trong đó, VIX là mã giảm sâu nhất với biên độ 3,7 điểm xuống chốt ở 50.500 đồng/cổ phiếu. BVS, HCM cùng mất 500 đồng, SSI cũng rớt giá sang phiên thứ 2 khi mất thêm 200 đồng xuống đứng ở 30.100 đồng/cổ phiếu lúc đóng phiên.

Thê thảm hơn chứng khoáng, sắc đỏ buồn đã nhuốm trọn trên các cổ phiếu dầu khí họ P khi cả 5/5 mã đều đã rơi sâu xuống dưới tham chiếu, PVB thậm chí còn mất tới 3,6% (-2,1 điểm) xuống chốt ở 56.200 đồng/cổ phiếu và đây đã là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của mã chứng khoán này, tính từ đầu tuần PVB đã rớt giá 4.800 đồng. Bất chấp kết quả kinh doanh đầy khả quan, PVD có phiên thứ 6 liên tiếp không biết tới màu xanh khi đã giảm 1.500 đồng (-1,67%) xuống chốt phiên ở 88.500 đồng/cổ phiếu.

Tương tự người họ hàng PVD, phiên hôm nay cũng là ngày thứ 6 không tăng điểm của GAS khi tiếp tục giảm 1,94% (-2.0 điểm) xuống 101.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy có 3 mã kịch trần (CCI, KAC, VNN)thì ngày thứ Tư của tuần 47 vẫn là một phiên u ám cho các cổ phiếu bất động sản khi màu đỏ vẫn là một màu chủ đạo. VIC, HAG, QCG, NTL, DIG… dắt tay nhau giảm tối thiếu 100 đồng, ITC, LGL, DXG cùng giảm 0,2 điểm, giảm sâu nhất trong số các cổ phiếu BĐS là FDC khi đã rớt 1.100 đồng xuống đứng ở 23.000 đồng/cổ phiếu.

“Ngôi sao thanh khoản” FLC sau phiên mất điểm bất ngờ ngày hôm qua đã tăng trở lại 300 đồng (+2,5%) để lên đứng ở 12.300 đồng/cổ phiếu. Và như thường lệ FLC vẫn là mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất HSX với 30,12 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 364 tỷ đồng.

Xếp sau FLC trong top các cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là VHG (7,83 triệu cp, 141 tỷ đồng), SSI (5,3 triệu cp, 160 tỷ đồng), KBC (4,36 triệu cp, 73 tỷ đồng) và ITA (4,35 triệu cp, 38 tỷ đồng).

Tương tự, trên sàn Hà Nội, KLF (+0,7 điểm, tương ứng +4,58%) vẫn là một mã tâm điểm với KLGD 27,64 triệu đơn vị, trị giá 419 tỷ đồng. Sau KLF, mã xếp thứ 2 trong top cổ phiếu giao dịch nhiều nhất sàn vẫn là PVX (-0,1 điểm, tương ứng -1,61%) với KLGD 6,79 triệu đơn vị tương ứng giá trị 42 tỷ đồng. Kế đến là CEO với 4,02 triệu cổ phiếu (trị giá 66 tỷ đồng) và SCR với 3,63 triệu cổ phiếu (trị giá 35,5 tỷ đồng).

Trong phiên hôm nay, khối các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,18 triệu đơn vị, trị giá 26 tỷ đồng. Cụ thể, khối này chỉ thực hiện mua 3,48 triệu đơn vị, trị giá 215 tỷ đồng, đồng thời, thực hiện bán ra 3,66 triệu đơn vị, trị giá 240 tỷ đồng.

N.G

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến