Tin liên quan
Trong phiên giao dịch đầu tuần, dù đã có những nỗ lực để cố cứu thị trường khỏi phiên giảm sâu, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại trước áp lực bán tháo ở một số mã có tính đầu cơ, sau đó kích thích ra cả thị trường.
Nhận định về phiên giao dịch hôm nay, một số công ty chứng khoán vẫn duy trì cái nhìn tiêu cực khi cho rằng, đà giảm của thị trường đã hình thành, nhưng số khác lại cho rằng, những phiên giảm mạnh như ngày 18/5 là cơ hội cho những nhà đầu tư tăng dần tỷ trọng cổ phiếu cơ bản cho mục đích đầu tư dài hạn.
Quả thật, trong phiên lao dốc đầu tuần, thanh khoản thị trường đã tăng khá mạnh so với tuần trước. Điều này cho thấy, dòng tiền bắt đáy đã dần gia tăng cùng với đà giảm của thị trường, nhất là khi VN-Index xuyên thủng ngưỡng 530 điểm.
Lực cầu bắt đáy tiếp tục được duy trì khi bước vào phiên giao dịch sáng nay, điều này giúp cả 2 chỉ số chính đảo chiều tăng trở lại và đà tăng đang được nới rộng dần theo thời gian, dù không còn khá chậm.
Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 1,05 điểm (+0,2%), lên 530 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,91 triệu đơn vị, giá trị 74,78 tỷ đồng.
Sắc xanh đã trở lại, thay thế sắc đỏ trở thành màu chủ đạo của thị trường trong phiên sáng nay. Các mã bị bán tháo hôm qua đều đã hồi phục trở lại trong phiên sáng nay như HAI, FLC, DLG, VHG… trên HOSE, hay ITQ, KLF, FIT, SHN… trên HNX. Trong khi đó, OGC vẫn còn chịu áp lực bán lớn và đang giao dịch ở mức sàn 2.500 đồng. Dù vậy, thanh khoản của mã này khá thấp do bên bán và bên mua chưa tìm được tiếng nói chung.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đã hồi phục trở lại bất chấp giá dầu thô thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần. Trong khi đó, nhóm ngân hàng đang khá yếu khi chỉ lình xình quanh tham chiếu, trong đó VCB đã tỏ ra kiệt sức sau phiên bơi ngược dòng hôm qua, dù vẫn nhận được lực cầu khá tốt từ nhà đầu tư nước ngoài.
Đà tăng của cả 2 chỉ số vẫn được duy trì cho đến hết phiên sáng, nhưng cả 2 đều có tín hiệu đi xuống.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 3,08 điểm (+0,58%), lên 532,03 điểm với 104 mã tăng, nhưng cũng có 74 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,89 triệu đơn vị, giá trị 743,58 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,53 triệu đơn vị, giá trị 158,5 tỷ đồng, chủ yếu đến từ 2,5 triệu cổ phiếu KBC, giá trị 38,5 tỷ đồng và 1,7 triệu cổ phiếu PDR, giá trị 31,5 tỷ đồng.
Tương tự, HNX-Index cũng tăng 0,25 điểm (+0,33%), lên 76,76 điểm. Độ rộng trên sàn này hẹp hơn nhiều so với HOSE khi số mã tăng và giam tương đương nhau với 71 mã tăng và 70 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,22 triệu đơn vị, giá trị 238,86 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,3 triệu đơn vị, giá trị 11 tỷ đồng.
Tâm lý thận trọng, dè dặt và nghi ngờ đối với phiên hồi phục sáng nay khiến nhà đầu tư không mạnh dạn xuống tiền, nên thanh khoản của các mã không mấy tích cực. FLC, OGC và DLG là 3 mã có lượng khớp lớn nhất trên HOSE chỉ dưới 4 triệu đơn vị và cả 3 có 3 sắc màu khác nhau. Trong khi OGC đóng cửa với sắc xanh mắt mèo và còn dư bán giá sàn hơn 1,44 triệu đơn vị, thì DLG đứng ở tham chiếu, còn FLC có sắc xanh nhạt với mức tăng tối thiểu 1 bước giá.
Trong khi đó, các mã CMX, MWG, TNT, VMD tiếp tục duy trì đà tăng trần, còn SHI đã điều chỉnh trở lại.
Trên HNX, KLF chỉ đóng cửa ở mức tham chiếu với gần 2,6 triệu đơn vị được khớp, đứng kế tiếp là hiện tượng VFR với gần 1,7 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần.
Liên quan đến VFR, từ ngày 20/5, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ bắt đầu bán ra toàn bộ 7.653.200 cổ phiếu VFR đang nắm giữ, tương đương 51,02% vốn điều lệ của VFR. Vì vậy, việc cổ phiếu VFR vốn có thanh khoản lẹt đẹt bất ngờ có được giao dịch mạnh trong 3 phiên gần đây, nhất là trong phiên sáng nay có thể có tác động từ thông tin thoái vốn trên. Nếu duy trì được đà giao dịch như hiện nay, thì hoạt động thoái vốn của SCIC sẽ diễn ra một cách thuận lợi và được giá.
SHN đã hồi phục trở lại và cũng đang còn dư mua giá trần, nhưng thanh khoản đứng ở mức thấp do bên bán tiết cung. Trong khi FIT và ITQ quay đầu giảm giá khi chốt phiên, dù lúc trước cả 2 đều có sắc xanh.
Nhìn chung, dù thị trường đã đảo chiều trở lại như mong đợi của nhiều nhà đầu tư sau phiên giảm sâu đầu tuần. Nhưng với tâm lý nhà đầu tư hiện nay, phiên tăng điểm sáng nay đem lại nhiều nghi ngờ hơn là kỳ vọng. Để thị trường chính thức đảo chiều đi lên, cân phải có thông tin hỗ trợ đủ mạnh để kích thích dòng tiền mạnh dạn trở lại.
Nên đọc
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy