Tin liên quan
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các tác giả đạt giải A
Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Tòng Thị Phóng; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Phó Trưởng Ban Tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên, Trưởng Ban Chỉ đạo giải báo chí “70 năm Quốc hội Việt Nam” cho biết, đây là lần đầu tiên có một giải thưởng quy mô lớn về đề tài Quốc hội được tổ chức.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, trong hoạt động của Quốc hội, báo chí chính là cầu nối giữa Quốc hội với người dân. Báo chí giúp đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phát hiện được các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời là phương tiện truyền tải ý kiến, phân tích của chuyên gia, nhà khoa học, làm cơ sở cho những ý kiến, quan điểm phản biện của đại biểu trên diễn đàn Quốc hội.
Qua báo chí, người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn, nắm bắt được thông tin cốt lõi, nội dung cơ bản của các chính sách, quyết định do Quốc hội ban hành, giúp Quốc hội gần gũi hơn với nhân dân.
Trong suốt 70 năm kể từ ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946), báo chí đã tích cực đưa các hoạt động của Quốc hội đến với công chúng. Nhờ đó, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng ôn lại không khí của 70 năm trước hay tìm hiểu về các phiên họp, phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội trên các trang báo … Từ đó đến nay, chặng đường 70 năm hình thành và phát triển của Quốc hội luôn có sự đồng hành, ủng hộ của các cơ quan báo chí. Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, mỗi phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, luôn có hàng trăm cơ quan thông tấn báo chí tham dự, đưa tin.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các tác giả đạt giải B. Ảnh: VGP/Đình Nam
Giải báo chí “70 năm Quốc hội Việt Nam” được tổ chức là một trong những nỗ lực nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết đó giữa báo chí và Quốc hội. Qua các tác phẩm dự giải, có thể nhận thấy sự phong phú, đa dạng về cách tiếp cận đưa tin của báo chí. Báo chí đã phản ánh chân thực, sinh động, sáng tạo về những khía cạnh trong hoạt động của Quốc hội, đề xuất cơ chế, chính sách mới trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân có đóng góp quan trọng đối với hoạt động của Quốc hội.
Giải thưởng là sự ghi nhận, động viên, khen thưởng các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương có tác phẩm báo chí chất lượng tốt về hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu và các đại biểu Quốc hội.
Từ 396 tác phẩm dự thi (được đăng tải từ 1/1/2014-31/10/2015) ở các thể loại báo in, báo hình, báo điện tử và phát thanh, Ban Tổ chức đã lựa chọn và trao giải cho tác giả, nhóm tác giả của 34 tác phẩm báo chí xuất sắc, trong đó có 4 giải A, 8 giải B, 10 giải C và 12 giải Khuyến khích.
Theo Chinhphu.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy