Bộ phim “Mulan” nổi tiếng thực chất dựa trên một câu chuyện có thật về Hoa Mộc Lan, người con gái thay cha giả trai tòng quân ra trận. Trong suốt 12 năm chiến đấu trong quân đội, Mộc Lan đã giành được vô số chiến công và điều đặc biệt là thân phận của cô không hề bị phát hiện.
Bộ phim “Anastasia” cũng dựa trên một người con gái có thật, đó chính là nữ Đại Công tước Anastasia Nikolaevna của Nga, con gái út của Sa hoàng Nicholas II và vợ, Tsarina Alexandra Fyodorovna. Năm 1918, Anastasia đã bị xử bắn cùng gia đình hoàng gia của mình. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 30 người phụ nữ mạo nhận chính là nữ Đại Công tước nước Nga nhưng sau đó tất cả đều bị vạch trần.
Ngôi nhà trong phim “Up” thực chất được lấy cảm hứng từ ngôi nhà tại khu phố Ballard, Seattle, Washington. Vào năm 2006, nhà đầu tư giải tỏa khu vực này để xây dựng trung tâm thương mại, việc đền bù đất và tái định cư diễn ra suôn sẻ, duy chỉ có căn nhà của bà Edith Macefield, 85 tuổi không chịu di dời. Thậm chí, bà Edith Macefield đã kiên quyết từ chối 1 triệu đô la Mỹ tiền bồi thường để bám trụ lại cùng tổ ấm yêu thương.
Nguyên mẫu đầu tiên của nàng Bạch Tuyết được cho là Maria Sophia Margaretha Catharina von Erthal, người sống tại lâu đài cổ kính Lohr am Main. Tuy không còn một bức ảnh hay chân dung nào của Maria còn để lại nhưng lâu đài Lohr am Main của quý bà này quả thực đã được đưa lên màn ảnh cùng với bộ phim “Snow White and the Seven Dwarfs”.
Hẳn nhiều fans hâm mộ cũng biết rằng nhân vật Pocahontas được dựa trên nguyên mẫu con gái một tù trưởng da đỏ, công chúa Matoaka và Pocahontas thực chất là biệt danh mà Matoaka được chính cha mình đặt cho. Vào năm 1607, Pocahontas đã cứu mạng một người Anh có tên là John Smith. Đến năm 1613, công chúa của bộ lạc đã bị những kẻ thực dân bắt cóc và thậm chí còn bị đòi tiền chuộc. Sau đó, Pocahontas đã kết hôn với John Rolfe, một chủ đồn điền thuốc lá và đã theo đạo Cơ đốc với tên thánh là Rebecca. Cuộc hôn nhân của Pocahontas có tầm ảnh hưởng quan trọng và đã giữ cho vùng đất của bộ lạc yên bình trong suốt 8 năm.
Pinocchio theo nguyên tác của nhà văn Carlo Lorenzini khó mà có thể hài hước, dí dỏm như khi lên phim hoạt hình. Nhân vật cậu bé người gỗ trong truyện khá nghịch ngợm, hay nói dối và thậm chí đã bị treo cổ lên cây vì những lỗi lầm của mình.
Chú chó Balto dũng cảm quả thực là một người hùng vào năm 1925, khi vùng quê Nome, Alaska bị bệnh dịch hoành hành. Balto đã dẫn đầu đoàn cứu trợ chạy suốt 52 dặm để mang huyết thanh cho trẻ em và dập tắt bệnh dịch. Các trường học tại Alaska đến giờ vẫn giảng dạy về chiến công của Balto và chú chó anh hùng này còn được dựng tượng tại công viên Central Park, New York.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy