Tin liên quan
Như thông tin đã đưa, ngày 7/7/2016 gia đình chị Trần Thị Hiền (quận Bắc Từ Liêm) có mua 1 hộp sữa Nan của Nga 400g tại cửa hàng Bibo Mart Hồ Tùng Mậu. Ngày 11/7, gia đình bắt đầu pha sữa cho con (Phí Danh Thái, 6 tháng tuổi) cháu uống sữa lúc 10h30, thì đến hơn 12h cháu bắt đầu nôn, quấy khóc, sốt, đi ngoài cho đến 17h vẫn không thấy đỡ. Gia đình chị Hiền đưa cháu ra Bệnh viện Nhi T.Ư khám, bác sĩ chuẩn đoán cháu bị rối loạn tiêu hoá. Tiếp đó, ngày 17/7 gia đình tiếp tục pha sữa cho cháu ăn sữa lúc hơn 10h, thì đến gần 12h cháu lại có hiện tượng như trên. Chị Hiền cho biết, cháu không ăn gì ngoài sữa mẹ, từ bé không bị thế bao giờ, nay ăn sữa hai lần lại bị như vậy liên tiếp nên gia đình nghi là do sữa mua tại Bibo Mart.
Vợ chồng chị Hiền nghi ngờ đây là sản phẩm sữa giả, chất lượng không đảm bảo vì sữa pha trong nước nóng hay lạnh đều hoàn toàn tự tan, không cần khuấy. Hơn nữa, sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trên hộp sữa có 2 tem phụ dán nhưng xuất xứ lại khác nhau một thể hiện ở Hà Lan, một thể hiện ở Nga.
Khách hàng tố Bibo Mart bán sữa Nan 1 khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trao đổi với phóng viên, Bà Lê Thị Lan Hiền - Trưởng phòng chăm sóc khách hàng của Bibo mart cho rằng: “Việc pha sữa mà nói giả hay thật chỉ do kinh nghiệm truyền lại chứ không phải là cơ sở khoa học. Mặt khác việc xác định nguyên nhân con gia đình chị Hiền anh Sơn bị tiêu chảy thì chưa thể kết luận được vì có thể do cơ địa từng trẻ, do quá trình pha sữa hay vệ sinh dụng cụ. Muốn biết chi tiết phải từ bác sỹ, chuyên gia”.
“Thời điểm kiểm tra trên sản phẩm có 2 tem phụ và mã vạch tại Thụy Sỹ. Cảm quan của mình sản phẩm sữa hoàn toàn bình thường ngay cả màu sắc, mùi vị” – Bà Lan Hiền khẳng định.
“Sản phẩm Bibo Mart lấy từ Euro. Nguyên tắc lấy mẫu, kiểm tra trên sản phẩm phải nguyên đai, nguyên kiện mới có giá trị pháp lý. Còn vẫn có thể đi kiểm tra được nhưng không có giá trị pháp lý. Nếu khách có nhu cầu kiểm tra thì Bibo Mart sẽ kiểm tra. Chúng tôi đã trao đổi với gia đình như vậy” - Bà Lan Hiền nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Anh - Giám đốc công ty thực phẩm và đồ uống BBT lý giải: “Trên hộp sữa có dán 2 tem phụ. Tem lớn ghi xuất xứ Hà Lan là phù hợp với yêu cầu của Bộ Y tế, tem nhỏ ghi xuất xứ từ Nga. Tuy nhiên, có một chút hiểu nhầm. Tem nhỏ do sơ xuất của đơn vị phân phối, họ thể hiện số điện thoại của họ để khách hàng tiện liên hệ trực tiếp với họ”.
Theo quy định của Bộ Y tế là chỉ cần dán 1 tem phụ to BBT là doanh nghiệp dán tem đó. Tem nhỏ do cty Euro dán. Mọi người đang hiểu nhầm là xuất xứ từ đâu và nhập khẩu từ đâu. Tuy nhiên, rõ ràng trên cả 2 tem đều ghi xuất xứ nhưng 2 xuất xứ khác nhau trên cùng sản phẩm sữa. Việc phân định rõ nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa mỗi một người hiểu theo một cách khác nhau. Người ta nghĩ Nan Nga thì là xuất xứ từ Nga, thực ra có thể ở Thụy Sỹ. Vì vậy, đơn vị phân phối không nắm được hết chỉ có BBT là đơn vị trực tiếp nhập khẩu mới nắm được. Hàng đó BBT nhập khẩu từ Nga, còn xuất xứ lại là ở Hà Lan. Euro là đơn vị phân phối” – ông Đức Anh nói.
Phan Chính - Thuỷ Tiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy