Theo Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2021 đã được soát xét, VRG ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 2.282 tỷ đồng trong 181 ngày đầu năm nay.
Lý giải nguyên nhân, đại diện VRG cho biết, công ty đã chủ động với trạng thái sản xuất bình thường mới; giá bán các sản phẩm cao su tăng, ổn định.
Cùng với đó, doanh thu cho thuê hạ tầng khu công nghiệp, giá bán một số mặt hàng gỗ, sản phẩm công nghiệp cao su cũng tăng giúp lợi nhuận gộp và lãi sau thuế của đa số các đơn vị có gốp của VRG đều tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu thuần của Tập đoàn này đạt hơn 10.500 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay; trong đó, riêng mảng sản xuất và kinh doanh mủ cao su là hơn 5.944 tỷ đồng, gần bằng với doanh thu thuần của VRG trong 6 tháng đầu năm 2020.
Đến cuối tháng 6/2021, VRG có 101 công ty con và 16 công ty liên doanh, liên kết.
Doanh thu thuần các mảng của VRG trong nửa đầu năm nay và cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí bán hàng của VRG tăng khoảng 60%, với hơn 201 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay; trong đó chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh nhất (tăng hơn 72%).
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 63,5% và không ghi nhận khoản trích Quỹ khoa học công nghệ trong khi cùng kỳ năm ngoái, Tập đoàn này trích hơn 696 triệu đồng cho Quỹ.
Trong khoản thu nhập khác, thu nhập từ cây cao su thanh lý, gẫy đổ mang về cho VRG hơn 217 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm; nhượng bán vật tư phế liệu là hơn 3.3 tỷ đồng; hơn 117 tỷ đồng từ tiền bồi thường;…
Vốn chủ sở hữu tính đến cuối tháng 6/2021 của VRG là 52.670 tỷ đồng, bao gồm hơn 5.370 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tổng tài sản giảm nhẹ, còn 79.000 tỷ đồng; nợ phải trả tính đến hết tháng 6 là 26.200 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với đầu năm.
Tại ngày lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, VRG bảo lãnh vay vốn hơn 1.771 tỷ đồng cho 18 đơn vị thành viên với thời gian bảo lãnh bắt đầu tư năm 2012.
Theo Tạp chí Cao su (đơn vị sự nghiệp do VRG nắm 100% vốn), Tập đoàn đang có hơn 402.650 ha cao su trong và ngoài nước; trong đó khoảng 54% tổng diện tích là cây đang khai thác.
Ngoài ra, khu công nghiệp là lĩnh vực rất quan trọng của VRG.
Tại một cuộc họp được tổ chức vào giữa tháng 7/2021, ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT VRG cho biết Tập đoàn đang quản lý 300.000 ha, theo quy hoạch sẽ chuyển đổi 100.000 ha sang khu công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nhưng quá trình mở rộng khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn còn chậm do cơ chế, chính sách.
Tác giả: Thị Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy