Tin liên quan
Nhờ giá thành nhân công rẻ và dân số trẻ, Việt Nam đang dần trở thành công xưởng sản xuất lớn của châu Á, theo Bloomberg nhận định (ảnh: Bloomberg)
Phóng viên Rina Chandran của Bloomberg đã có bài viết nhận định về tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất so với các "con hổ" châu Á khác:
Nếu nói đến những “người khổng lồ” trong ngành sản xuất của khu vực châu Á, người ta thường nghĩ đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan và quên mất một quốc gia: Việt Nam. Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng cơ sở (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của việt Nam đã liên tục tăng mạnh – khoảng trên 50% mỗi tháng kể từ tháng 7/2013, theo dữ liệu của HSBC và Markit Economics.
Kì tích này quả thật vượt xa so với bất kỳ một quốc gia châu Á nào mà HSBC và Markit theo dõi. Trong khi đó, chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc đã chững lại liên tục 8 tháng trong cùng kỳ theo dõi, dữ liệu này của Thái Lan cũng ghi nhận giảm trong 22 tháng qua kể từ tháng 1 năm ngoái.
“Đáng kể nhất là việc phục hồi những điều kiện kinh doanh đã vượt xa về cả sản lượng và các đơn đặt hàng mới”, HSBC và Market cho biết trong một thông báo đính kèm với những dữ liệu trong tháng 3 của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt có khả năng thu hút nhiều đơn hàng hơn từ cả khu vực nội địa và xuất khẩu cũng như “giá hàng hóa giảm trên thị trường thế giới tiếp tục giúp giảm chi phí mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất”, Andrew Harker, nhà kinh tế trưởng tại Markit cho biết.
Năm ngoái, Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất của nước Mỹ trong số 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á (ASEAN). Với vị trí địa lý chiến lược của mình, dân số trẻ và chi phí thấp hơn Trung Quốc, quốc gia này đã thu hút những ông lớn như tập đoàn điện tử Samsung Electronics, Intel, Siemens chưa kể đến những nhà sản xuất trang phục và giày dép lớn khác.
Việt Nam có nhiều lợi thế như chi phí trả lương thấp với mức trung bình là 197 USD trong năm 2013, con số đó so với 391 USD của Thái Lan và 613 USD tại Trung Quốc vẫn còn khá khiêm tốn, Tổ chức Lao động Quốc tế cho hay. Dân số Việt Nam vẫn duy trì kết cấu trẻ: chỉ khoảng 6% trên 65 tuổi, con số đó ở Trung Quốc và Thái Lan là 10% và tại Hàn Quốc là 13%.
Tất nhiên, khá nhiều sản phẩm may mặc, quần áo, nội thất và điện tử tại Việt Nam vẫn chỉ thuộc mặt hàng giá thành thấp. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong tương lai nhất là khi các công ty tại đây đã chú trọng đầu tư và đào tạo và nghiên cứu phát triển. Câu hỏi lớn về lực lượng nhân lực vẫn còn đó. Hàng ngàn công nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đình công trong tuần này khi những chính sách lương hưu của chính phủ thay đổi. Sự cố bất ổn lớn nhất trong ngành lao động xảy ra từ lần đình công để chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc trong năm ngoái khiến một số nhà máy đóng cửa. Đó có lẽ là “vết nhăn” duy nhất trên bộ mặt tươi trẻ và đầy tiềm năng của ngành sản xuất Việt Nam.
Tú Anh (theo Bloomberg)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy