Tin liên quan
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau động thái rút quân khỏi Iraq của Washington. Một số 'gương mặt cũ' trong cuộc đua vũ trang quân sự là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Cụ thể, trong một bài phát biểu cuối tháng 11/2015, Tổng thống Barack Obama đã thông qua khoản ngân sách quốc phòng cho năm 2016 trị giá 607 tỷ USD, trong đó viện trợ quân sự cho cho Ukraina 300 triệu USD. Nhưng đến đầu năm 2016, con số này đã vượt lên 658 triệu USD. Toàn bộ số tiền được sử dụng “trong lĩnh vực an ninh và tình báo”. Mặc dù trong năm 2015 ngân sách quốc phòng chỉ tăng ở mức 1%, tuy nhiên, nó chiếm khoảng 2,3% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ. Quốc gia này cũng trang bị nhiều vũ khí mới cho quân đội, trong đó có máy bay do thám quân sự siêu nhỏ Black Hornet, kính quan sát ban đêm giúp quân đội nhìn rõ tín hiệu nhiệt…Đây là sự đầu tư xứng đáng của đất nước “Nữ thần tự do” cho vị trí số 1 trên thế giới về sức mạnh quân sự.
Sau vài tháng, ngày 5/3/2016, Trung Quốc cũng gây bất ngờ lớn khi cho biết sẽ tăng ngân sách quốc phòng ở mức 7,6% trong năm nay. Mặc dù đây là mức tăng thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. Theo đó, năm 2016 đại lục sẽ đầu tư 954,35 tỷ NDT (146, 67 tỷ USD) cho quốc phòng. Nhiều hơn mức tăng 10,1% (886,9 tỷ NDT) ở năm 2015. Hiện tại, Trung Quốc đang tập trung phát triển 3 lực lượng hải quân, không quân và tên lửa, nhằm thúc đẩy chiến lược tiến ra biển, chống tiếp cận, giành thắng lợi trong cuộc chiến cục bộ. Nhiều chuyên gia cảnh báo hành động này gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh khu vực.
Gần đây nhất là vào ngày 28/3, tại Ấn Độ đã diễn ra Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2016 ở miền Tây Goa, thu hút khoảng 1.000 công ty đến từ 47 quốc gia, trong đó có cả Nga, Mỹ, Anh, Nhật Bản... Theo lời Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley, ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2015-2016, sẽ tăng lên 2.470 tỷ rupee, tương đương 40,07 tỷ USD trong khi giai đọan 2014-2015 là 2.290 tỷ rupee (37,14 tỷ USD). Triển lãm cũng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài như tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ, vốn nổi tiếng với nhiều hợp đồng khổng lồ, phát triển những vũ khí tiên tiến trang bị cho quân đội Mỹ và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Giám đốc điều hành Lockheed Martin Ấn Độ Phil Shaw khẳng định ống phóng tên lửa chống tăng vác vai Javelin và máy bay chiến đấu F-16 sẽ sớm được sản xuất tại Ấn Độ theo chương trình "Made in India".
Như vậy, tính đến 2/2/2016, chuyên trang quân sự GlobalFirepower đã công bố bảng xếp hạng Sức mạnh quân sự thế giới 2016. Nếu không tính vũ khí hạt nhân, Mỹ giữ vị trí quán quân, Trung Quốc xếp thứ 3 và Ấn Độ ở vị trí thứ 4. Cũng theo đó, Việt Nam đứng số 21 trong danh sách, đồng thời là vị trí thứ 3 trong khối ASEAN (Indonesia thứ 12, Thái Lan thứ 20).
Thu Cúc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy