Tin liên quan
Vừa qua, Bộ Tài chính đã gửi công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - CTG) biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Tài chính trích dẫn một loạt quy định pháp luật như Nghị Quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối Ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sở hữu 100% là 55.000 tỷ đồng.
Tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: “Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.”
Tại Khoản 4 Điều 48 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước: “4. Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty.”
Ngân hàng đề xuất giữ lại
Tổng giám đốc VietinBank - ông Lê Đức Thọ.
Trao đổi riêng với CafeF, Tổng giám đốc VietinBank - ông Lê Đức Thọ cho biết, ngân hàng đang đề xuất với Bộ Tài chính xem xét việc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn như Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
Vị lãnh đạo ngân hàng chia sẻ thêm có rất nhiều lý do để ngân hàng giữ lại lợi nhuận như để tăng năng lực tài chính, hiện nay các tỷ lệ an toàn vẫn tuân thủ đúng quy định nhưng cần có lộ trình tăng vốn hàng năm. Đây là điều rất cần thiết để đảm bảo VietinBank là ngân hàng trụ cột của Nhà nước.
"Các cổ đông ngoài Nhà nước đặc biệt cổ đông chiến lược rất ủng hộ phương án này. Bây giờ còn cổ đông Nhà nước, chúng tôi đang đề nghị và tiếp tục giải trình với Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước", ông Thọ cho biết.
Một năm trước, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, BIDV và Vietinbank đều cam kết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ trên dưới 10% nhưng sau đó cả hai ngân hàng đều thất hẹn mặc dù đều lãi trước thuế hơn 7 nghìn tỷ đồng.
BIDV cho biết trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 8,5% do ngân hàng vừa nhận sáp nhập với ngân hàng MHB và VietinBank không chia cổ tức do ngân hàng đang trong quá trình thực hiện sáp nhập với ngân hàng PGBank.
Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.
Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy