Bộ Tài chính vừa có báo cáo về kết quả hoạt động thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2022 và đưa ra các giải pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cho biết đang chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục tăng cường thanh tra, giám sát các doanh nghiệp phát hành, các tổ chức tư vấn phát hành, đại lý phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ cho các đợt chào bán trái phiếu doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa các hành vi sai phạm.
Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phát triển nóng, để ổn định thị trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính liên tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành tài chính tăng cường thanh tra, giám sát, nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động phát hành và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp.
Cụ thể, các cơ quan chức năng đã tổ chức các đoàn kiểm tra tại chín công ty chứng khoán và hai doanh nghiệp phát hành.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành ba quyết định xử phạt đối với hai doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu và một công ty chứng khoản cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, sau một năm triển khai các quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh nhằm mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.
Một số chính sách đang đề xuất bao gồm: thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm hạn chế việc chuyển nhượng vốn lỏng vòng, gây thiếu minh bạch và khó khăn cho nhà đầu tư khi đánh giá rủi ro của trái phiếu và doanh nghiệp phát hành; hướng dẫn cụ thể về điều kiện phát hành và hồ sơ chào bán; trong đó có yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính khi phát hành trái phiếu, tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu, ngân hàng quản lý tài khoản tiền thu được từ phát hành trái phiếu.
Tiếp đến, quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá nhân được mua và giao dịch nhằm định hướng nhà đầu tư cá nhân mua các trái phiếu doanh nghiệp có tính an toàn và công khai, minh bạch hơn.
Cùng đó, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và bổ sung quy định về trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm chấn chỉnh các tổ chức cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
Hiện nay, nghị định đang được hoàn thiện để gửi Bộ Tư pháp thẩm định trình Chính phủ ban hành.
Đồng thời, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng Thông tư giao dịch trái phiếu riêng lẻ, rà soát để sửa đổi một số quy định tại Luật Chứng khoán. Cụ thể như khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ như tư vấn phát hành, đại lý, dấu thầu, bảo lãnh, đăng ký, lưu ký trái phiếu và đại diện người sở hữu trái phiếu.
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tăng cường tính công khai minh bạch và giảm thiểu các rủi ro đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp./.
Tác giả: Văn Giáp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy