Tin liên quan
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội (ảnh V.D).
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải thích việc tán đồng với đề xuất của đại biểu Trương Trọng Nghĩa: “Tôi cho rằng Chính phủ sẽ rất hoan nghênh nếu có sự tham gia này. Vì sự giám sát Quốc hội là giám sát trực tiếp”.
Trước đó, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Formosa.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Quốc hội là cơ quan giám sát tối cao, đưa ra quyết sách pháp luật những chủ trương lớn. Do đó, sự tham gia của Quốc hội vào việc giám sát, xử lý vấn đề liên quan đến Formosa là hoàn toàn phù hợp.
“Cần phải xem nó thật sự cần thiết hay không, Ủy ban của Quốc hội hiện nay vẫn đang và đủ khả năng để thực hiện việc này. Cái đó cần phải xem xét. Và nếu Quốc hội thấy cần thiết thì nên thành lập”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Bên hành lang Quốc hội, PV Người Đưa Tin đã thông tin quan điểm ủng hộ của Bộ trưởng Trần Hồng Hà với ĐBQH Trương Trọng Nghĩa. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa bày tỏ sự hoan nghênh và cho rằng nhiều ĐBQH khác cũng sẽ ủng hộ và tham gia vào quá trình giám sát vụ việc ở Formosa.
Trả lời trước báo giới về việc thành lập Ủy ban lâm thời vụ Formosa, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa chỉ mới trao đổi với báo chí chứ chưa có đề nghị trực tiếp về việc thành lập Ủy ban lâm thời điều tra Formosa.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng: “Việc thành lập Ủy ban lâm thời luật đã cho phép. Tuy nhiên phải làm theo trình tự pháp luật và phải có đề xuất”.
Trước đó, trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho biết: “Tôi ủng hộ quan điểm nên thành lập Ủy ban lâm thời xem xét, điều tra các vấn đề môi trường nổi cộm. Trước mắt tập trung vào trường hợp Formosa, sau đó là các dự án tương tự.
Vấn đề Formosa không chỉ là chuyện hôm nay mà của cả 70 năm tới. Dự án 70 năm nhưng ngay trong giai đoạn đầu đã thấy xuất hiện nhiều vi phạm, thể hiện sự coi thường luật pháp Việt Nam, coi thường quyền lợi của người dân Việt Nam.
Lập Ủy ban lâm thời để xử lý một vấn đề là việc Quốc hội chưa bao giờ làm và theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa: “Phải đặt lại câu hỏi là vì sao luật cho phép Quốc hội lập ủy ban lâm thời để xem xét về các vụ việc nổi cộm mà chúng ta chưa bao giờ làm? Tôi cho rằng khi có sự việc nghiêm trọng thì phải làm”.
Nên đọc
Theo Người đưa tin
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy