Tin liên quan
Rất nhiều bạn đọc tranh luận ý kiến cho rằng trong Bộ luật hình sự sửa đổi nên bỏ hình phạt tử hình cho một số tội danh trong đó có tham ô tài sản và nhận hối lộ. Đa số ý kiến cho rằng không nên bỏ hình phạt tử hình cho tội phạm tham nhũng.
Trong phiên họp mới đây tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trình bày dự án Bộ luật hình sự sửa đổi. Trong đó, ông Cường nhấn mạnh, đề xuất giảm hình phạt tử hình đã nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương trong quá trình xây dựng dự án luật.
Theo đó, đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh nhận được 2 luồng ý kiến chính:
Thứ nhất, đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trong 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình hiện hành là: cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Thứ hai, bên cạnh 7 tội danh trên, bổ sung thêm 3 tội danh bỏ hình phạt tử hình, trong đó có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Đã từng đề xuất nhưng không thành
Tại kì họp thứ 4, Quốc hội khóa XII (tháng 11-2008), cũng chính Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trình bày tờ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Trong đó đề nghị bỏ hình phạt tử hình cho nhiều tội danh gồm tham ô tài sản, nhận hối lộ và tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Liên tục qua nhiều kì họp Quốc hội, đề nghị bỏ tử hình cho tội danh tham ô tài sản và nhận hối lộ đều không được đại biểu tán thành.
Nhiều đại biểu Quốc hội còn kịch liệt phản đối bởi qua tiếp xúc cử tri, các đại biểu chưa thấy ai đồng tình với việc bỏ án tử hình đối với hai tội danh tham nhũng nêu trên.
Ảnh minh họa
Bỏ tử hình tội tham nhũng là không hợp thực tế
Đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm cho biết về vấn đề bỏ hình phạt tử hình cho tội tham nhũng có hai loại ý kiến khác nhau.
Một bên căn cứ vào xu hướng chung của luật pháp các nước trên thế giới là giảm dần tiến tới bỏ hình phạt tử hình để đảm bảo tính hội nhập với thế giới của luật pháp Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc bỏ tử hình tội tham nhũng ở thời điểm này là chưa phù hợp với thực trạng xã hội Việt Nam.
Ông Kiêm cho rằng: “Hai ý kiến vẫn còn đang ngang ngửa. Vấn đề này có lẽ sẽ phải phân tích, thảo luận kĩ hơn để cân nhắc một cách đầy đủ thì mới có thể quyết”.
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch cho rằng: “Về nguyên tắc, giảm dần tội tử hình là xu hướng chung. Cá nhân tôi ủng hộ điều đó!”. Tuy nhiên, đại biểu Lịch cho rằng trước tình trạng tham ô, tham nhũng diễn ra trước mắt thì chưa cần thiết để phải bỏ tội tử hình.
Ông Trần Du Lịch nhận định, trong lúc chúng ta đang chống tham nhũng thì pháp luật cần có tính răn đe mạnh mẽ.
Về sau này, khi thực tế xã hội thay đổi, có thể giảm nhẹ bằng hình thức tù chung thân vĩnh viễn chứ không thể có chuyện từ tử hình giảm xuống thành tù chung thân rồi được giảm án thành có thời hạn.
“Những tội nghiêm trọng thì hình phạt cần mang tính răn đe” - ông Lịch nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, luật sư Bùi Quang Nghiêm - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM - nói: “ xét trên thực tế hiện nay, tham nhũng đang là quốc nạn chưa có phương thuốc chữa thì án tử hình là biện pháp răn đe hiệu quả”. Ông Nghiêm nói.
Theo Tuoitre.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy