Nhật Bản vẫn chưa đạt được mức tăng giá do tăng lương để khắc phục lạm phát cao gần đây bởi các yếu tố chi phí tăng. Việc này cho thấy còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), thành viên hội đồng quản trị của BoJ, Asahi Noguchi vừa cho hay.
Trong bài phát biểu đăng trên trang web của BoJ, ông Noguchi cho biết: “Đúng là tác động của lạm phát toàn cầu gia tăng đang tác động đến nền kinh tế Nhật Bản với lạm phát tiêu dùng vượt mục tiêu 2% của BoJ kể từ mùa Xuân năm 2022”.
Ông nói: “Tuy nhiên, lạm phát tăng chủ yếu là do các yếu tố thúc đẩy chi phí tăng trong bối cảnh giá nhập khẩu tăng, trái ngược với mức tăng giá hàng hóa do tiền lương tăng ở Mỹ và châu Âu”. Theo ông Noguchi, để đạt được mục tiêu lạm phát 2% thì giá cả tăng phải được hỗ trợ bởi mức tăng lương bền vững”.
Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của BoJ trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào năm tới.
Các quan chức BoJ, bao gồm cả Thống đốc Kazuo Ueda, đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ cho đến khi đạt được lạm phát 2%, được hỗ trợ bởi việc tăng lương bền vững.
Tác giả: Vân Anh/Theo Reuters
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy