Bóng ma khủng hoảng tài chính đang bủa vây Trung Quốc
07/07/2016 16:47:08
ANTT.VN - Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc nhảy vọt trong 2 năm qua từ 150% lên 260% khiến các chuyên gia cảnh giác về nguy cơ biến động tài chính của nước này.

Tin liên quan

Trung Quốc đang gánh khối nợ gấp đôi nền kinh tế (ảnh: Reuters)

Theo Economist, nợ xấu của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong hai năm qua. Số liệu chính thức công bố nợ xấu bằng 5,5% tổng dư nợ. Năm 2014, 16% trong 1000 công ty lớn nhất Trung Quốc có lãi vay phải trả lớn hơn cả lợi nhuận trước thuế.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã kiềm chế được nợ nước ngoài, tuy nhiên rủi ro kinh tế lại xuất phát từ trong nước.

Trong cơ cấu kinh tế, ngành ngân hàng có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc chiếm tới 40% GDP toàn cầu trong khi thị trường chứng khoán có vốn hóa đến 6000 tỷ USD, chỉ sau Mỹ. Chính vì vậy, đợt mất giá đồng NDT hè năm ngoái đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán toàn cầu.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang tỏ ra lúng túng trong việc kiểm soát hệ thống tài chính của Chính phủ. Cụ thể, năm 2015, nhà nước đã chi gần 200 tỷ USD để cứu thị trường chứng khoán, và có tới 65 tỷ USD vay ngân hàng được kết luận là nợ xấu. Các vụ lừa đảo tài chính khiến các nhà đầu tư mất ít nhất 20 tỷ USD và 600 tỷ USD vốn đã chảy khỏi nước này. Để kích thích tăng trưởng, Chính phủ đã thổi phồng bong bóng bất động sản trong khi khối nợ hiện tại lớn gấp đôi nền kinh tế.

Economist cũng nhận định, Trung Quốc đang mất kiểm soát trong hệ thống tài chính nội địa khi hình thức cho vay phi chính thức phát triển mạnh. Trong 3 năm qua, giá trị những tài sản ngầm này đã tăng hơn 30% mỗi năm.

Diễn biến này dẫn đến hai rủi ro. Thứ nhất, ngân hàng có nguy cơ lỗ vượt dự báo do xếp các khoản vay vào nhóm đầu tư để tránh bị kiểm tra và giảm số vốn phải dành lại.

Thứ hai là thanh khoản. Các ngân hàng trả lãi suất cao hơn cho các khoản tiền ngắn hạn rồi dùng số tiền đó cho vay dài hạn.

Cái kết của khối nợ Trung Quốc ngày càng phình to có thể không giống các vụ khủng hoảng trước đây. Song nhiệm vụ cấp bách Trung Quốc nên làm hiện tại là kiềm chế đà tăng nợ, bằng cách: mở rộng nhiều vụ vỡ nợ thay vì cứu trợ như trước, đóng cửa các công ty làm ăn thất bát và chấp nhận tăng trưởng chậm.

Khang Khang (Theo Economist)

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến