ANTT.VN - Nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc đã tăng mạnh nhất kể từ năm 2005 trong quý thứ ba lên mức 766,9 tỷ nhân dân tệ (125,3 tỷ USD). Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã bơm 769,5 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng trong hai tháng qua để hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc.
Tin liên quan
Nợ xấu ở Trung Quốc bị đánh giá thấp cũng vì chính quyền cố chấp trong việc vực dậy các công ty hoạt động yếu kém hay giải cứu các nhà đầu tư địa phương, theo DAC Management LLC .
Các công ty tư vấn quản lý tài sản nghiên cứu tín dụng ở Trung Quốc đặt tại Chicago nói rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra, và đó có nghĩa là còn rất nhiều cơ hội cho nhà mua bán nợ xấu lớn trên thế giới.
Nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc đã tăng mạnh nhất kể từ năm 2005 trong quý thứ ba lên mức 766,9 tỷ nhân dân tệ (125,3 tỷ USD), theo số liệu thống kê chính thức hồi đầu tháng 11. Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã bơm 769,5 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng trong hai tháng qua để hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển với tốc độ chậm nhất trong hơn một thập kỷ qua.
"Họ liên tục tục báo cáo những con số ở mức như vậy trong nhiều năm. Chúng ta chưa thể nhìn thấy số liệu chính xác khi họ nhận được sự trợ giúp che đậy từ chính phủ", nhà đồng sáng lập DAC - Philip Groves cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Hồng Kông ngày hôm qua.
DAC hiện tại quản lý 400 triệu USD tài sản ở Trung Quốc. Lần đầu tiên tổ chức này mua các khoản nợ xấu của Trung Quốc là vào tháng 12 năm 2001 từ China Orient Asset Management Corp, một trong bốn công ty quản lý tài sản được thành lập bởi chính phủ để mua, quản lý và bán lại các khoản nợ xấu.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trợ giúp từ chính phủ
Tuy tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc vẫn tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực châu Á (các khoản tín dụng tắc chiếm khoảng 1,16% trên tổng số các khoản cho vay), tỷ lệ này là 3,88 % trong Việt Nam và 0,86 % trong Hàn Quốc nhưng tổng nợ xấu của họ vẫn lớn hơn khá nhiều các quỹ của các nhà đầu tư, Groves cho biết.
Hiện tại, chưa có đủ vốn để hấp thụ các khoản nợ xấu và nhiều khả năng, các khoản nợ này sẽ phải được tái hấp thu bởi chính phủ, ông nói. Đó là lý do tại sao hoạt động mua bán nợ xấu ở Trung Quốc trong 10 năm qua chỉ diễn ra “lẻ tẻ” và tại sao một số nhà đầu tư lớn không tham gia vào việc này.
Ba công ty quản lý tài sản khác của Trung Quốc là China Cinda Asset Management Co., quản lý các khoản nợ xấu lớn nhất, China Great Wall Asset Management Corp và China Huarong Asset Management Corp. Bốn cồn ty quản lý tài sản đã được thành lập vào năm 1999 trong một nỗ lực giải thoát ngành ngân hàng khỏi 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ các khoản cho vay tồn đọng.
Oaktree Capital Group LLC, nhà đầu tư nợ xấu lớn nhất thế giới đã hợp tác cùng với China Cinda trong tháng 11 năm 2013 để khai thác cái gọi là "cơ hội duy nhất" trong thị trường bất động sản của nước này. Các nhà quản lý nợ tại Nomura Holdings Inc và Bank of America Corp cho biết họ sẽ chú ý nhiều hơn đến sự phát triển của Trung Quốc trong năm 2015.
Công ty bất động sản Zhejiang Xingrun đã sụp đổ vào tháng ba khi Haixin Iron & Steel Group, một nhà sản xuất thép Trung Quốc ở tỉnh Sơn Tây tạm dừng sản xuất vì thiếu vốn, và bắt đầu thủ tục phá sản hồi đầu tháng này. Việc này khiến nó trở thành nhà máy lớn nhất tại Trung quốc rơi vào phá sản. Tuy nhiên, nhiều công ty khác đã nhận được sự trợ giúp của chính phủ. Tập đoàn cầu đường Huatong đã thoát khỏi vòng nguy hiểm trong tháng nhờ tiền hỗ trợ từ chính quyền địa phương và bảo lãnh phát hành trái phiếu. .
KPMG LLP đã tăng gấp đôi số lượng nhân viên tham gia hoạt động tái cơ cấu Trung Quốc sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường tiết lộ các biện pháp nhằm cắt bỏ tài sản không hiệu quả tại các công ty nhà nước để thúc đẩy lợi nhuận vào tháng 12, Eddie Middleton, giám đốc bộ phận KPMG của châu Á-Thái Bình Dương, cho biết.
Linh Trang (Theo Bloomberg)
Nên đọc