Dự án BOT cửa ngõ bị ‘khai tử’ sau 2 thập kỷ
20 năm trước, dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 hình thành, đầu tư theo hình thức BOT do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư.
Năm 2004, dự án được Chính phủ giao UBND TP.HCM làm các thủ tục điều chỉnh, sau khi chấm dứt hợp đồng với Cienco 5. Trong nội dung điều chỉnh năm 2008, dự án cầu đường Bình Triệu 2 gồm 7 tiểu dự án và Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (công ty CII) làm chủ đầu tư các tiểu dự án số 1, 2, 3, 4 và 5.
Ùn ứ trên cầu Bình Triệu hướng từ quốc lộ 13 về bến xe Miền Đông
Sau khi ký hợp đồng, công ty CII đã hoàn thành sửa chữa nâng cấp cầu Bình Triệu cũ, đưa vào khai thác năm 2010 và thu phí hoàn vốn kết thúc năm 2015.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2 (năm 2018), dự án sẽ có các công trình gồm mở rộng đường Ung Văn Khiêm, xây dựng nút giao thông Đài liệt sĩ, hầm chui theo hướng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13, xây dựng mới đoạn đường Chu Văn An kết nối với nút giao và mở rộng các đường nhánh ở khu vực, mở rộng cầu Ông Dầu. Tổng vốn đầu tư khoảng 2.293 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dự án sau đó không thể triển khai. Cho đến nay, UBND TP.HCM đã chấp thuận dừng hợp đồng BOT để chuyển qua dùng vốn ngân sách.
Cầu Bình Triệu 1 và 2, cửa ngõ giao thông huyết mạch ở TP.HCM thường xuyên ùn tắc, nhất là vào các dịp lễ, Tết
Tháo dỡ trạm thu phí ngáng đường cửa ngõ Sài Gòn trong tháng 7
Từ năm 2015, trạm thu phí BOT cầu Bình Triệu bắt đầu dừng thu phí. Sau đó, nhà đầu tư BOT dự định tận dụng nơi này để thu phí trở lại, khi hoàn thành dự án cầu Bình Triệu giai đoạn 2.
Tuy nhiên, tháng 10/2017, Quốc hội ban hành nghị quyết nêu rõ đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu. Do đó UBND TP có chủ trương dừng thực hiện BOT dự án cầu đường Bình Triệu giai đoạn 2.
Trạm thu phí 'bỏ hoang' nhiều năm nằm chễm chệ ngáng đường ô tô và gây ách tắc giao thông
Hiện nay, các bốt BOT đang xuống cấp, hư hỏng và không có nhân viên túc trực nữa
Vị trí đặt trạm dưới chân cầu Bình Triệu 1 và 2 là hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối liền Q.Bình Thạnh và Q.Thủ Đức với hai chiều lưu thông riêng biệt. Đây là cửa ngõ giao thông quan trọng giữa TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ và thường xuyên xảy ra ách tắc, kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực trạm thu phí.
Đến nay đã nhiều năm, trạm thu phí ngày càng xuống cấp, nằm chễm chệ giữa đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng vào các giờ cao điểm, dịp lễ và Tết.
Trong tháng 7 sẽ tháo dỡ trạm thu phí BOT Bình Triệu để đảm bảo an toàn giao thông
Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Phan Công Bằng cho biết, sau khi UBND TP.HCM chấp thuận dừng hợp đồng BOT thì phía Sở đang phối hợp với các sở - ngành làm các thủ tục chặt chẽ, đàm phán với nhà đầu tư chuyển từ hợp đồng BOT qua vốn ngân sách.
Về trạm thu phí, ông nhìn nhận khi không còn hoạt động nữa nhưng vẫn án ngữ giữa đường đã gây ách tắc giao thông, bức xúc cho người dân.
“Về nguyên tắc, dự án dừng sẽ buộc phải tháo dỡ. Sở đang đàm phán và yêu cầu chủ đầu tư khắc phục, tháo dỡ trong tháng 7 này”- ông Bằng thông tin thêm.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy