Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Resende, Brazil. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ Brazil đã công bố các biện pháp khẩn cấp để "bơm" gần 150 tỷ real (30 tỷ USD) vào nền kinh tế nhằm giảm bớt những tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Động thái trên thể hiện sự thay đổi nhanh chóng trong nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes, người vừa mới cuối tuần trước nhấn mạnh rằng Brazil có thể chống chọi với “đợt thủy triều” đang hoành hành trên toàn cầu và đạt mức tăng trưởng tới 2,5% trong năm nay.
Gói cứu trợ tài chính này không bao gồm việc "bơm" tiền trực tiếp, mà là một loạt các biện pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ các khoản thanh toán trợ cấp xã hội, hoãn nộp thuế doanh nghiệp và giúp mọi người dễ dàng tiếp cận với các quỹ bảo trợ thất nghiệp.
Theo Bộ Kinh tế Brazil, hơn 83 tỷ real sẽ được phân bổ cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, trên 59 tỷ real sẽ được chi để giúp các công ty duy trì hoạt động và 4,5 tỷ real sẽ được dùng để chống lại sự bùng phát của dịch COVID-19.
Bộ trưởng Guedes cho biết, nguy cơ "đóng băng" ngân sách trong năm nay là khó tránh khỏi, gây ra "cú sốc" mạnh cho nền kinh tế. Ông cũng lưu ý rằng có khả năng ngân sách Brazil sẽ bị thâm hụt 16 tỷ real do việc tư nhân hóa tập đoàn Eletrobras có thể không tiến triển theo đúng kế hoạch.
Gói cứu trợ tài chính nói trên được đưa ra sau khi Ngân hàng trung ương Brazil công bố một loạt các biện pháp trước đó nhằm tăng khả năng thanh khoản và cho vay trong hệ thống ngân hàng.
Sau khi chứng kiến đà trượt dốc mạnh trên thị trường chứng khoán toàn cầu thời gian gần đây, với chứng khoán Brazil giảm 13% và đồng real rơi xuống mức thấp kỷ lục mới, ông Guedes cho biết tác động kinh tế từ dịch COVID-19 có thể khá nghiêm trọng và Chính phủ đang cân nhắc để điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
Chính phủ Brazil đã chịu áp lực phải nới lỏng các quy tắc tài khóa nghiêm ngặt để hỗ trợ nền kinh tế, điều khiến ngày càng nhiều nhà kinh tế nói rằng sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Ông Guedes nhấn mạnh rằng, các quy định về mức trần chi tiêu công sẽ không thay đổi, song cho biết mục tiêu thâm hụt ngân sách của nước này đang được xem xét.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy