Dòng sự kiện:
Cả nước chỉ có 30% DN làm ăn có lãi
31/10/2014 15:23:57
ANTT.VN - Trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước đã có 54.000 DN buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, trong số 485.000 DN đang hoạt động , chỉ có trên 30% DN làm ăn có lãi.

Tin liên quan

Là người cuối cùng báo cáo trong phiên họp thường kỳ Quốc hội sáng ngày 31/10, đại biểu tỉnh Thái Bình Vũ Tiến Lộc hết sức tâm huyết chỉ ra thực trạng cải cách hàng chính và những biện pháp đổi mới môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong thời buổi hội nhập sâu rộng.

Đại biểu tỉnh Thái Bình Vũ Tiến Lộc

Đại biểu Vũ Tiến Lộc đưa ra những đánh giá khách quan của các tổ chức trên thế giới về môi trường làm việc, tiềm năng đầu tư tại thị trường Việt Nam hiện nay. “Đột phá về thủ tục hành chính đã được khởi động từ đầu năm nay đã tạo động lực mới cho công cuộc cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam”- ông phát biểu. Các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như WB, ADB, IMF và các diễn đàn kinh tế thế giới đều có chung 1 nhận định rằng: công cuộc cải cách thể chế kinh tế ở VN đã đi đúng hướng. Khảo sát của VCCI và báo cáo của các hiệp hội doanh nghiệp cả nước cho thấy niềm tin môi trường kinh doanh đã tăng lên. Phần lớn các DN cho biết họ sẽ duy trì và mở rộng quy mô kinh doanh .

Theo khảo sát của phòng thương mại châu Âu vừa được công bố vào đầu tuần trước, cũng cho thấy gần 2/3 doanh nghiệp hội viên đánh giá môi trường kinh doanh tại VN là tốt và rất tốt. giữa tháng 9 năm nay, tờ báo có uy tín của Nhật Bản  The Daily NNA công bố kết quả khảo sát , lần đầu tiên, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để trở thành địa bàn đầu tư được ưa thích nhất của cộng đồng kinh doanh Nhật Bản. Và mới đây,  KPMG công ty kiểm toán hàng đầu thế giới cũng đưa ra kết quả Việt Nam từ vị trí thứ 12 lên vị trí thứ 4 trong các thị trường hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Samsung- tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc và thế giới đã chọn Việt Nam đặt cứ điểm sản xuất lớn nhất trên toàn cầu của họ là một minh chứng nữa cho nỗ lực cải thiện moi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta.

Về tình hình hoạt động của các DN thời gian gần đây, hiệu quả hoạt động của các DN đã có dấu hiệu cải thiện, tỷ lệ DN làm ăn có lãi tăng lên, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn. 10 tháng đầu năm đã có 54.000 DN buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, trong số  485.000 DN đang hoạt động , chỉ có trên 30% DN làm ăn có lãi. Vì vậy nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong bối cảnh hội nhập sâu rộng thực sự là 1 thách thức to lớn đôi với cả Chính phủ và cộng đồng DN.

Theo đó, đại biểu tỉnh Thái Bình có đưa ra một vài giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam, tạo điều kiện cho DN phát triển.

Câu chuyện thủ tục hành chính vẫn là câu chuyện đau đầu nhức óc của cả Chính phủ và DN về môi trường kinh doanh. DN kêu thủ tục phiền hà, các bộ ngành thì bảo do yêu cầu quản lý. Chính phủ đã có một cách tiếp cận mới, lấy chuẩn mực của ASEAN 6 làm mục tiêu để áp đặt cho các thủ tục hành chính với triết lý: Thế giới làm được thì ta cũng làm được.

Trong vòng 2 năm, điểm nóng nhất của thủ tục hành chính cùng môi trường kinh doanh như thuế, hải quan, tiếp cận điện năng, thành lập và giải thể DN phải giảm về mức trung bình của các nước ASEAN 6. Rút gánh nặng và thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội, từ 872 giờ/ năm xuống còn 171 giờ/ năm và ngành tài chính đang phải “vắt chân lên cổ” để thực hiện lộ trình mà Thủ tướng đã ấn định. Sau 1 loạt cuộc đối thoại cởi mở với DN để rà soát, hiến kế, cắt giảm thủ tục hành chính, Bộ đã đưa ra được 1 thông tư sửa nhiều thông tư, 1 Nghị định sửa nhiều nghị định, 1 luật sửa nhiều luật với thủ tục rút gọn đã lần đầu tiên trình ra Quốc hội để ban hành trong kì họp này theo nguyên tắc : Tất cả những gì bất hợp lý, gây cản trở quyền tự do kinh doanh của người dân, DN thì phải sửa ngay, không chờ đợi.Cách làm này cần mở rộng tất cả các lĩnh vực liên quan đến môi trường kinh doanh .

Thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho người dân và DN

Ông Lộc đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ 6 tháng 1 lần tổng rà xét các luật chuyên ngành và các quy định pháp lý liên quan DN, đảm bảo trung thành hiến pháp, đồng bộ với các luật đầu tư, luật sửa đổi tối thiểu bắt kịp chuẩn mực tiên tiến của các nước ASEAN. Việc đổi mới phải đặt vào trong cuộc đua tranh quốc tế, phải soi mình vào những tấm gương thực tiến tốt nhất trên thế giới để học hỏi, nâng cao. Áp lực hội nhập và cải cách đang rất cấp thiết và mọi nỗ lực cải cách hành chính cần phải được gia tốc.

Việc đơn giản hóa chỉ là 1 vấn đề, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và phân định rõ chức năng của các cơ quan công quyền trong bối cảnh mới. Nhà nước cần tăng cường vai trò của mình trong việc xây dựng chiến lược, ban hành luật pháp, chính sách, tổ chức thanh tra, kiểm tra, đảm bảo thực thi pháp luật, đồng thời nhà nước chủ động chuyển giao các dịch vụ công mà nhà nước không cần nắm giữ cho các tổ chức xã hội và thị trường. Việc này hiện nay còn đang bị xem nhẹ, các cơ quan nhà nước còn ôm đồm, luôn trong tình trạng quá tải chức năng, thiếu thốn nguồn lực, chất lượng thể chế không cao, tiền lương và chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng. Điều này vừa gây giảm chất lượng công vụ, chèn lấn sự phát triển của các tổ chức xã hội nghề nghiệp- điểm kết nối quan trong giữa nhà nước và thị trường.

Hoa Liên

 
 
 
 
 

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến