Tin liên quan
Mức tăng này tuy kém khá xa so với cùng kỳ 2014 nhưng nếu nhìn trên phương diện những yếu tố tác động tới diễn biến của thị trường thì đó là điều đáng ghi nhận. Dưới đây là các điểm đáng chú ý tác động đáng kể tới thị trường chứng Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015:
Những thông tin có tác động nhất định tới TTCK 6 tháng 2015.
Thông tư 36 có hiệu lực
Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ đầu tháng 2/2015 được xem là có tác động tiêu cực lên hoạt động cho vay đầu tư cổ phiếu của các CTCK cũng như sụt giảm thanh khoản của thị trường.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận định tác động của Thông tư 36 là làm lành mạnh hóa hoạt động của ngân hàng, làm cho dòng vốn vào chứng khoán trong trung dài hạn có chất lượng. Ngoài ra, Thông tư 36 còn giúp các công ty chứng khoán có cơ hội tái cấu trúc.
Thông tin hai sở về “một nhà”
Câu chuyện hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán thành một Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã được đề cập nhiều nhưng phải đến đầu tháng 3/2015, khi có đề án tái cấu trúc thị trường trong đó có nội dung đề xuất trụ sở “phố wall” Việt Nam đặt ở Hà Nội thì vấn đề này mới thu hút sự chú ý đặc biệt của các thành viên thị trường.
Trong đó, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán, nhà đầu tư… đều cho rằng trụ sở sau khi hợp nhất nên đặt ở TP.HCM, trung tâm kinh tế tài chính của cả nước, nơi đáp ứng tốt về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong vận hành thị trường…
“Sóng” từ hiệu ứng Biển Đông
Đúng một năm sau sự kiện kiển đông của năm 2014 diễn ra khiến VN-Index bốc hơi hơn 5% điểm số, hiệu ứng này một lần nữa lặp lại vào phiên 4/5/2015. Chỉ số chứng khoán sàn HOSE bị “lốc” đi 3,08%, tuy không sụt mạnh như lần trước nhưng cũng khiến cho nhà đầu tư một phen chao đảo.
Và cũng như phiên giao dịch một năm về trước, trong khi nhà đầu tư nội tháo chạy thì khối ngoại lại tranh thủ gom vào mạnh mẽ. Khối lượng mua ròng của khối ngoại trong phiên lao dốc lên đến hơn 7 triệu cổ phiếu, gấp 3-4 lần những phiên trước đó.
Đột biến OGC, HHS và JVC
Nếu chọn ra những cổ phiếu có độ “hot” về diễn biến giao dịch trong 6 tháng đầu năm thì có lẽ ba cổ phiếu trên đứng đầu danh sách.
Đầu tiên là mã OGC, với thông tin chủ tịch HĐQT tập đoàn bị bắt cuối tháng 10/2014, giá cổ phiếu này đã rớt thảm hại. Tính đến hết tháng 6/2015, giá cổ phiếu này đã giảm hơn 75% giá trị so với thời điểm tập đoàn này “có biến”.
Diễn biến giá 3 cổ phiếu "hot" 6 tháng qua.
Nếu như OGC nổi lên trên thị trường với điểm xấu thì HHS lại được biết đến nhiều như một hiện tượng mới trên sàn bởi sự tham gia giao dịch sôi nổi của khối ngoại. Sau thông tin M&A mang lại kết quả kinh doanh đột biến, nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp mua ròng ở cổ phiếu này.
Tính đến cuối tháng 5/2015, giá HHS đã tăng vọt từ vùng giá 15.000 đồng/cổ phiếu lên gấp đôi và chạm ngưỡng 30.000 đồng, chỉ sau hơn 1 tháng giao dịch. Tuy nhiên, trong tháng 6 vừa qua giá cổ phiếu ngôi sao mới này cũng hạ nhiệt khi điều chỉnh hơn 20%, trong đó phải kể đến tác động bán ra mạnh mẽ của chính khối ngoại.
Cái tên JVC hiện nay vẫn được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trang mạng. JVC được lấy ví dụ điển hình về tình trạng thiếu minh bạch trong công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết. Giá cổ phiếu này đã lao đốc không phanh gần như trọn tháng 6 với 18 phiên giảm giá trong đó có tới 14 phiên giảm sàn. Hiện giá JVC chỉ còn 8.100 đồng/cổ phiếu, giảm sâu so với mức giá hơn 20.000 đồng hồi đầu tháng 6.
T+0
Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74 ngày 1/6/2011 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán được Ủy ban chứng khoán công bố lấy ý kiến thành viên thị trường đã lập tức trở thành đề tài nóng cho giới đầu tư.
Dự thảo có nội dung cơ bản là rút ngắn thời gian giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư từ T+3 xuống T+2, cho phép giao dịch chứng khoán trong ngày (tức T+0). Dù dự thảo đang được đưa ra lấy ý kiến thành viên thị trường nhưng đã được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ cải thiện đáng kể thanh khoản thị trường và tạo sự phấn khích trong tâm lý giới đầu tư.
Chính thức nới room cho khối ngoại
Mới đây, thông tin chính thức nới room cho nhà đầu tư nước ngoài chính thức được công bố. Chỉ trong 2 phiên cuối tháng 6, VN-Index đã tăng hơn 2% với thanh khoản đạt mức cao. Nhiều chuyên gia cho rằng việc nới room sẽ là bàn đạp cho TTCK Việt sớm được gia nhập nhóm thị trường mới nổi, qua đó ngày càng thu hút vốn ngoại hơn.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến thận trọng hơn cho rằng điều quan trọng hiện tại đó là tỷ lệ nới room cụ thể áp dụng đối với từng nhóm ngành, doanh nghiệp cụ thể. Nhưng có thể thấy, việc nới room được kỳ vọng sẽ là liều “doping” cho chứng khoán trong thời gian tới.
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy