Các ngân hàng Hy Lạp 'khát' nguồn tiền từ châu Âu
19/01/2015 11:12:16
ANTT.VN - Nhiều câu hỏi đặt ra châu Âu sẽ tổn hại ra sao nếu không có Hy Lạp, tuy nhiên cũng phải hỏi ngược lại Hy Lạp sẽ thiệt thòi ra sao nếu bước chân ra đi - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Hy Lạp vô cùng "mong manh dễ vỡ" và các ngân hàng đang khát những gói cứu trợ khẩn từ EU.

Tin liên quan

Trước bối cảnh Hy Lạp và châu Âu đang giằng co trong thế “đi hay ở”, có nhiều ý kiến cho rằng việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone sẽ đem lại những tổn thất nặng nề cho khu vực này. Tuy nhiên, xét về tình hình kinh tế trì trệ của đất nước các vị thần, bước chân khỏi EU cũng đồng nghĩa với mất đi một nguồn tài chính đáng kể cho các ngân hàng Hy Lạp.

Nếu rút khỏi khu vực EU, 240 tỉ euro nợ công từ Hy Lạp sẽ rất khó có khả năng đòi lại được. Dù con số này chỉ tương đương 4% mức chi ngân sách của ECB trong năm 2013 tuy nhiên trước triển vọng kinh tế châu Âu ảm đạm cho mối lo lạm phát trong năm nay, đây cũng là số tiền không nhỏ. Thêm vào đó nguy cơ dòng vốn tháo chạy khỏi châu Âu nếu mất thành viên Hy Lạp cũng là một mối lo.

Sở dĩ nhiều năm trời, Hy Lạp phải khắc khổ bởi gói tiền cứu trợ trên mà châu Âu treo trước mặt họ. Gói cứu trợ này có tác dụng khiến Hy Lạp hồi sinh trước nguy cơ vỡ nợ, nhưng cuối cùng, chính sự thúc ép trong việc hoàn trả các khoản vay cứu trợ đang đặt ra khả năng Hy Lạp vỡ nợ lần nữa.

Khi những bất ổn chính trị  tại Hy Lạp gây chấn động cho nền kinh tế vốn đã yếu ớt này. Hai trong số 4 ngân hàng lớn nhất Hy Lạp đang tìm đường đến với nguồn trợ cấp khẩn từ ngân hàng TW châu Âu ECB, một quan chức cho biết vào thứ 6 tuần trước.

Các chuyên gia tại ngân hàng Eurobank và Alpha Bank, hai nhà băng lớn thứ 3 và thứ 4 xác nhận rằng họ đã yêu cầu nguồn trợ cấp này vì lý do bảo vệ. Những thông tin chi tiết hơn do thời báo Kathimerini cho biết các ngân hàng này đang tìm gói trợ giúp khoảng 5 tỉ đến 5,8 tỉ Euro để cân bằng lại hoạt động kinh doanh.

Những tín hiệu trợ giúp từ các nhà băng Hy Lạp phát ra ngay trước cuộc bầu cử Hy Lap vào 25/12. Cuộc hoán đổi quyền lực có thể đem đến những bất ổn với cho quốc gia nhằm đáp ứng được những yêu cầu của chương trình cứu trợ thế giới sắp tới.

Khoảng 3 tỉ Euro đã bị thất thoát khỏi các ngân hàng Hy Lạp chỉ trong 2 tháng qua. Báo chí Hy Lập đã dự đoán việc này là nguyên nhân chính khiến cho NHTW thông báo tuần trước rằng nền kinh tế quốc gia này đã vượt quá sự kiểm soát.

Giới chức Hy Lạp đã miễn cưỡng thông báo rằng yêu cầu của các ngân hàng sẽ được ECB thảo luận xem xét.

ECB từ chối bình luận về việc này.

Loại trợ cấp này được biết đến như là trợ giúp thanh khoản khẩn cấp chiểu theo quy ước sẽ là trách nhiệm của các ngân hàng TW thuộc khu vực EU, bao gồm cả rủi ro nếu như các ngân hàng này không thể trả lại số tiền. Tuy nhiên các NHTW phải báo với báo cáo với ECB khi nhận được trợ cấp và Hội đồng Quản trị có quyền không trợ cấp.

Về mặt lý thuyết, sự trợ giúp thanh khoản khẩn cấp chỉ có thể dành cho những ngân hàng mất khả năng chi trả. Tuy nhiên ECB đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích trong những năm gần đây khi trao nguồn trợ cấp cho các ngân hàng đảo Síp và sau này những khoản tiền này không có tác dụng.

Điển hình, các ngân hàng viện đến nguồn trợ cấp này khi họ hết sạch tài sản, ví dụ như trái phiếu chính phủ họ dùng thế chấp để vay tiền với mức lãi suất dễ chịu hơn từ ECB. Các ngân hàng Hy Lạp đã nhận được những những khoản trợ cấp tương tự vào năm 2012.

Đối với các ngân hàng Hy Lạp, bên cạnh việc nguồn tiền gửi “tháo chạy” do triển vọng kinh tế ảm đạm, thanh khoản của các nhà băng cũng đang gặp áp lực bởi chính phủ đã quá lạm dụng việc phát hành những khoản vay ngắn hạn dựa vào các ngân hàng để mua.

Các ngân hàng Hy Lạp đã giảm lượng tín dụng vay từ ngân hàng TW kể từ tháng 6/2012 khi nợ công đe dọa việc rút khỏi khu vực EU của quốc gia này. Vào thời điểm dó, chỉ ngay trước cuộc bầu cử đầy tranh cãi, lượng tiền NHTW vay đã cán mốc 130 tỉ Euro.

Tuy nhiên các nhà băng Hy Lạp vẫn phải dựa vào nguồn tiền từ ECB cùng với Hội Đồng EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Các tổ chức này đã gia hạn thêm 2 gói cứu trợ trị giá 240 tỉ Euro (282 tỉ USD) cho Hy Lạp kể từ năm 2010.

Nguồn trợ cấp các ngân hàng Hy Lạp đang tìm kiếm được xếp vào loại trợ cấp thanh khoản khẩn cấp với lãi suất cao hơn (khoảng 1,55%) so với 0,05% ECB thường cho vay các ngân hàng thương mại.

 

Tú Anh (theo Indianexpress)

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến