Cụ thể, một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên giữa biên giới Hy Lạp-Bulgaria sẽ sẵn sàng vào tháng 6. Đường ống trị giá 240 triệu euro này sẽ chạy từ thành phố Komotini của Hy Lạp đến thành phố Stara Zagora ở miền trung Bulgaria. Dự án được tài trợ bởi các quốc gia liên quan cũng như EU.
Ảnh minh họa: Bloomberg
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Bulgaria và Romania cũng đã công bố kế hoạch làm việc cùng nhau để giảm áp lực của Nga đối với thị trường khí đốt. Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov cho biết, nước này có thể lấy khí đốt từ Romania và chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ và theo chiều ngược lại thông qua Hệ thống kết nối Hy Lạp-Bulgaria. Ông Petkov cũng cho biết, Bulgaria sẽ xem xét các đối tác ở Azerbaijan như một nguồn cung cấp khí đốt.
Séc mặc dù chưa có dấu hiệu cho thấy có thể phải nhận đòn trừng phạt tương tự từ Nga nhưng cũng đã bắt đầu tìm kiếm phương án nhằm giảm sự phụ thuộc khí đốt của Nga ở mức thấp nhất. Thủ tướng Fiala cho biết, Séc phụ thuộc hơn 90% vào khí đốt của Nga và muốn giảm sự phụ thuộc này bằng việc tìm nguồn khí đốt mới thông qua các trạm cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) mở rộng hoặc xây mới của Ba Lan.
Sau chuyến thăm của Thủ tướng Séc Fiala tới Ba Lan hôm 29/4 vừa qua, hai nước đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Stork II đã bị hủy bỏ từ năm 2020./.
Tác giả: Nho Biền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy