Đường ống dẫn khí đốt tại trạm khí đốt ở Werne, miền tây nước Đức, ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Các công ty con của Gazprom và Rosneft ở Đức đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Theo tạp chí Der Spiegel (Đức), các thỏa thuận năng lượng với Nga từ lâu đã được coi là một phần trong chính sách ngoại giao của Đức nhưng cách tiếp cận này hiện nay đã không còn có thể duy trì.
Đầu tháng Tư, Chính phủ Đức đã thực hiện bước đi chưa từng có khi tạm thời nắm quyền kiểm soát công ty con của tập đoàn Gazprom (Nga) tại Đức.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tuyên bố nước này đang tạm thời kiểm soát chi nhánh Gazprom Germania của tập đoàn Gazprom cho đến ngày 30/9, để đảm bảo việc cung cấp năng lượng tại nước này.
Số liệu thống kê cho thấy chỉ riêng cơ sở lưu trữ khí đốt Rehden của Gazprom ở bang Lower Saxony đã chiếm khoảng 20% tổng công suất dự trữ khí đốt của Đức.
Cơ sở Rehden thuộc sở hữu của tập đoàn BASF (Đức) cho đến năm 2015, trước khi được bán cho Astora, một công ty con của Gazprom.
Với sức chứa bốn tỷ m3, Rehden là cơ sở lưu trữ khí đốt lớn nhất ở châu Âu. Song, hiện nay các mức dự trữ chỉ khoảng 0,5%.
Wingas, một công ty khác do Gazprom Germania sở hữu hoàn toàn, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối khí đốt cho các công ty công nghiệp và nhà máy điện của Đức.
Trong khi đó, công ty con của tập đoàn Rosneft (Nga) tại Đức chiếm 25% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Đức và nắm giữ phần lớn cổ phần trong nhà máy lọc dầu PCK ở Schwedt, phía Đông Bắc Berlin.
Nhà máy lọc dầu PCK có thể tinh chế khoảng 11,6 triệu tấn dầu thô mỗi năm, chiếm khoảng 11% tổng lượng dầu tiêu thụ của Đức.
Cuối năm 2021, Rosneft công bố kế hoạch tăng cổ phần của mình trong nhà máy lọc dầu PCK từ 54% lên 92% thông qua việc mua lại cổ phần từ tập đoàn Shell.
Giống như Gazprom trong lĩnh vực khí đốt, Rosneft là nhà phân phối lớn trong lĩnh vực dầu mỏ, cung cấp cho 4.000 khách hàng lớn ở Đức./.
Tác giả: Trà My
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy