Các tập đoàn năng lượng như Vitol, Gunvor và Trafigura ước tính họ sẽ thiếu hụt khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày từ Nga do các lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ và phương Tây.
“Châu Âu nhập khẩu khoảng một nửa lượng dầu diesel từ Nga và một nửa còn lại từ Trung Đông”, ông Russell Hardy, giám đốc điều hành của Vitol cho biết việc mất đi nguồn cung từ Nga sẽ khiến dầu diesel thiếu hụt nghiêm trọng.
“Diesel không chỉ là vấn đề của châu Âu, đây là vấn đề toàn cầu”, ông Torbjorn Tornqvist, nhà đồng sáng lập Gunvor, nói.
Thị trường toàn cầu đang đối mặt với tình trạng thiếu dầu diesel do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. (Ảnh: Getty Images)
Ông Amrita Sen, giám đốc nghiên cứu và nhà phân tích dầu tại Energy Aspects, cho biết thị trường dầu diesel chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong số các sản phẩm dầu. Lý do là vì châu Âu nhập khẩu gần 1 triệu thùng/ngày từ Nga trong khi lượng dầu dự trữ của thế giới hiện thấp gần mức kỷ lục.
Theo ông Jeremy Weir, giám đốc điều hành của Trafigura, thị trường toàn cầu sẽ mất khoảng 2-2,5 triệu thùng dầu từ Nga, bao gồm cả sản phẩm dầu thô và tinh chế.
“Thị trường dầu diesel vốn đã khan hiếm. Nó sẽ trở nên khan hiếm hơn nữa”, ông Weir nói.
Tuần trước, nhiều nhà giao dịch năng lượng hàng đầu châu Âu kêu gọi các chính phủ và ngân hàng trung ương hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp để duy trì thị trường khí đốt và điện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine khiến giá cả biến động mạnh.
Trong một diễn biến khác, tập đoàn dầu khí TotalEnergies của Pháp tuyên bố sẽ dừng các hợp đồng mua dầu diesel từ Nga “càng sớm càng tốt" và chậm nhất là vào cuối năm 2022. Quyết định này chỉ được thay đổi nếu có chỉ thị từ các chính phủ châu Âu.
Hiện các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thống nhất ý kiến về vấn đề cấm vận dầu của Nga. Một số nước ủng hộ lệnh cấm đã tỏ ra thiếu kiên nhẫn trước tốc độ đàm phán.
"Tại sao Châu Âu cho Nga thêm thời gian để kiếm thêm lợi nhuận từ dầu khí? Đã đến lúc trừng phạt Nga", Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis đăng trên Twitter.
Các nước Baltic có cùng quan điểm với Litva. Tuy nhiên, Đức, Hà Lan và Italia lại phản đối vì giá năng lượng đã quá cao. Theo Đức và Hà Lan, không thể ban hành lệnh cấm do EU vẫn còn phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Cụ thể, 27% lượng dầu mỏ và 40% lượng khí đốt tiêu dùng tại Châu Âu là nhập khẩu từ Nga, trong đó Đức nhập tới 55% lượng khí đốt tự nhiên, 52% lượng than và 34% dầu của Nga.
Tác giả: Trần Trang (Nguồn: Financial Times)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Máy phát điện công nghiệp https://www.mayphatdiencongnghiep.info/
- máy lạnh trung tâm
- Năng lương tái tạo sạch https://newme.best
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy