Theo Wall Street Journal, Chính phủ Mỹ đang xuất khẩu lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ ra nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng này đang khiến lượng dự trữ trong nước sụt giảm và đẩy giá năng lượng lên cao.
Giá khí đốt tự nhiên tại Mỹ có xu hướng hạ nhiệt vào mùa xuân. Đây cũng là thời điểm nhu cầu sưởi ấm giảm xuống và người tiêu dùng chưa cần dùng đến điều hòa nhiệt độ.
Tranh thủ giai đoạn trái vụ, các nhà sản xuất và kinh doanh khí đốt thường tích trữ hàng cho đến khi thời tiết thay đổi, khiến nhu cầu và giá cả tăng lên.
Song, giá khí đốt leo thang ngay cả trong mùa xuân năm nay.
Thiếu hụt lượng dự trữ
Việc Mỹ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khí đốt lên mức kỷ lục và lời hứa hỗ trợ cung cấp LNG (khí đốt tự nhiên hóa lỏng) cho các đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương nhằm thay thế nguồn cung từ Nga là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Theo tuyên bố, Chính phủ Mỹ sẽ làm việc với các đối tác quốc tế nhằm cung cấp thêm ít nhất 15 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu trong năm nay. Nỗ lực sẽ đảm bảo nhu cầu về khí đốt tự nhiên ít nhất đến năm 2030 cho EU với khối lượng 50 tỷ m3/năm.
Ngoài ra, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã thành lập một lực lượng có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng cho Ukraine và EU trong những mùa đông sắp tới. Lực lượng Đặc nhiệm về An ninh Năng lượng sẽ do đại diện của Nhà Trắng và Ủy ban Châu Âu (EC) chủ trì.
Tình trạng thiếu hụt nguồn dự trữ cho mùa đông đẩy giá khí đốt nội địa Mỹ tăng phi mã. Ảnh: Getty.
Hôm 29/3, hợp đồng khí đốt tự nhiên của Mỹ giao tháng 4 kết thúc ở mức 5,335 USD/triệu BTU, cao gấp đôi so với năm ngoái. Tính đến thời điểm này, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 43%.
Lần cuối cùng giá khí đốt đạt ngưỡng này là từ năm 2008, giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái kinh tế sâu sắc và sự bùng nổ của nhiên liệu đá phiến đã khiến giá cả giảm dần trong hơn một thập kỷ sau đó.
Cuộc chiến ở Ukraine đang thúc đẩy giá í đốt thời gian gần đây. Ngoài ra, các sự kiện liên quan đến thời tiết vào năm ngoái cũng khiến các kho dự trữ khí đốt trên khắp thế giới cạn kiệt.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, ngay cả khi sản lượng đang đạt kỷ lục, lượng khí đốt dự trữ ở 48 bang tại Mỹ vẫn thấp hơn 17% so với mức trung bình 5 năm.
Giá khí đốt tăng cao
Giới phân tích cho rằng việc Mỹ trở thành một trong những nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới đang kéo giá cả tăng lên. Tương tự hoạt động khai thác dầu đá phiến, từng khiến nhiên liệu trong nước dư thừa và kiềm hãm giá năng lượng.
Ryan Fitzmaurice - chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Rabobank - dự đoán giá khí đốt tiêu chuẩn tại Mỹ sẽ dao động 4,5-6 USD/triệu BTU. Khác với những năm trước, con số này chỉ dao động 2-3,5 USD.
“Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới đối với thị trường khí đốt của Mỹ”, Fitzmaurice nhận xét.
Hoạt động xuất khẩu LNG trong tương lai sẽ thúc đẩy nhu cầu khí đốt của thị trường Mỹ Samantha Dart, nhà phân tích từ Goldman Sachs |
Đồng quan điểm, hầu hết lãnh đạo ngành dầu khí được Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas khảo sát trong tháng này đều kỳ vọng giá khí đốt tự nhiên sẽ đạt 4-5,5 USD vào cuối năm nay. Trong suốt thập kỷ qua, chỉ bão tuyết mới có thể đẩy giá cao như vậy.
Samantha Dart - nhà phân tích từ Goldman Sachs - giá khí đốt dự kiến đạt 4,5 USD vào mùa hè và 5,15 USD vào mùa đông, tăng mạnh so với dự báo trước đó là 3,45 USD và 3,55 USD.
Theo vị chuyên gia, phải cho đến năm 2025, khi ngành dầu khí Mỹ trang bị đủ thiết bị đầu cuối phục vụ hoạt động xuất khẩu LNG, lượng hàng tồn kho trong nước và giá cả mới có thể được kiểm soát.
“Hoạt động xuất khẩu LNG trong tương lai sẽ thúc đẩy nhu cầu khí đốt của thị trường Mỹ”, bà chia sẻ.
Ảnh hưởng đến người dân
Giá khí đốt tăng cao kéo theo nhiều chi phí sản xuất nhựa, phân bón, bê tông và thép, từ đó góp phần vào lạm phát. Bên cạnh đó, người dân Mỹ sẽ đối mặt với những hóa đơn năng lượng đắt đỏ hơn vào mùa đông.
Consolidated Edison, công ty cung cấp điện xung quanh thành phố New York, mới đây vừa phê duyệt kế hoạch tăng giá dịch vụ. Công ty đồng thời thông báo các khách hàng nên chuẩn bị sẵn tinh thần đón nhận điều này.
Trước đại dịch, giá khí đốt giảm xuống dưới 2 USD/triệu BTU khi sản lượng trong nước đạt kỷ lục mới. Loại nhiên liệu này thậm chí rẻ hơn khi hoạt động kinh tế bị đình trệ. Trong quá khứ, nhiều đơn hàng đặt LNG xuất khẩu từng bị hủy bỏ và kéo lượng tồn kho tăng cao.
Nguồn cung LNG từ Mỹ đang đóng vai trò quan trọng đối với châu Âu. Ảnh: Reuters.
Các biện pháp kích thích kinh tế và việc trải qua mùa hè oi ả đã đưa nhu cầu trở lại. Giá LNG tăng vọt ở châu Á và châu Âu, khiến việc mua khí đá phiến của Mỹ trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine và việc tham gia vào các biện pháp trừng phạt Nga buộc châu Âu phải cấp bách tìm nguồn cung thay thế để tránh chịu phụ thuộc.
Hiện nguồn cung khí đốt từ Nga đang chiếm 40% lượng nhập khẩu của châu Âu. Bên cạnh đó, doanh thu từ dầu và khí đốt chiếm khoảng 43% ngân sách liên bang của Điện Kremlin từ năm 2011-2020.
Tuần trước, Tổng thống Biden tuyên bố tăng gấp đôi khối lượng LNG xuất khẩu sang châu Âu trong những năm tới. Năm 2021, châu Âu đã nhập khẩu một lượng kỷ lục từ Mỹ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng dự đoán xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ đạt trung bình 11,3 tỷ feet khối/ngày trong năm nay, tăng 16% so với năm 2021.
Tác giả: Ngọc Phương Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy