Các thị trường mới nổi tại châu Á và châu Phi vẫn thống trị danh sách những quốc gia tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hai năm tiếp theo.
Thế giới được dự kiến sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2015 và 3,7% trong năm tới theo một khảo sát của trang Bloomberg. Trung Quốc, Philipines, Kenya, Ấn Độ và In-đô-nê-si-a là bốn quốc gia tạo nên 16% tăng trưởng toàn cầu và được dự đoán sẽ tăng trưởng hơn 5% vào năm nay.
So với những quốc gia trên, Mỹ và Anh tạo nên 20% tăng trưởng toàn cầu và dự kiến sẽ tăng trưởng lần lượt 3,1% và 2,6% trong năm nay. Khu vực châu Âu dự kiến phát triển lên mức 1,2% sau khi giám đốc ECB ông Mario Draghi tiến hành thỏa thuận kéo dài hạn vay nợ với Hy Lạp và khởi động chương trình nới lỏng định lượng.
Trong nhóm các nước G20, Trung Quốc vẫn được coi là quốc gia có tăng trưởng tốc độ cao nhất, dù nền kinh tế châu Á không còn phát triển nhanh mạnh như vài năm trước đây. Nền kinh tế Trung Quốc trong quý 4 năm ngoái đã tăng 7,3% so với cùng kỳ một năm trước đó, và dự kiến sẽ chững lại còn 7% trong năm nay.
Để đối diện với sự chững lại đó, Ngân hàng Quốc dân Trung Hoa (PBOC) cũng đang xúc tiến gói kích thích để “vớt vát” lại tăng trưởng. Tháng 11 năm ngoái, PBOC đã giảm lãi suất cơ sở lần đầu tiên trong suốt 2 năm. Trong tháng này, các giới chức Trung Quốc cũng giảm thêm 50 điểm cơ bản (0,5%) trong tỉ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc. Bước đi này đã bơm thêm 96 tỉ USD vào thị trường tài chính quốc gia này.
Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi cũng dự kiến sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2015 theo trang Bloomberg. Kenya được mong đợi sẽ đạt con số 6% trong năm nay dù tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói vẫn ở mức cao.
Cuối tháng 1 năm nay, các chuyên gia kinh tế của World Bank, Quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng Goldman Sachs đồng loạt đưa ra dự báo trong vòng 1 – 2 năm tới nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng nhanh hơn cả Trung Quốc
Dự báo tăng trưởng Mỹ sẽ xoay quanh con số 3% dù đồng bạc xanh có tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ đi chăng nữa. Trong tình hình nền kinh tế Mỹ, nhất là khu vực việc làm đã có sự hồi phục đáng kể, Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ Fed đang xem xét việc tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2006. Từ tháng 12/2008 mức lãi suất cơ sở liên bang đã duy trì ở mức 0.
Tú Anh (theo Bloomberg)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy