Căng thẳng Trung Đông gây áp lực lên dầu mỏ
06/01/2016 13:58:49
ANTT.VN - Cuộc xung đột ngoại giao leo thang giữa thành viên OPEC- Iran và Ả Rập Saudi đồng nghĩa sẽ có sự tăng trong giá dầu. Giá dầu Brent biến động nhẹ trong tuần này được cho là do dư cung toàn cầu và sự tăng trưởng của Trung Quốc ở mức chậm nhất trong một thập kỷ.

Tin liên quan

"Khi nguồn cung cấp dầu gần như không biến động, chúng ta  sẽ nhìn thấy ảnh hưởng lớn hơn do những căng thẳng chính trị gây ra," Tushar Tarun Bansal, chuyên gia phân tích dầu mỏ cao cấp của công ty tư vấn công nghiệp FGE Singapore, cho biết qua điện thoại hôm thứ Hai. "Hiện nay sự tăng giá không gây chú ý bởi thế giới đang ở trong một tình trạng dư thừa."

Giá dầu

Chẳng có gì ngoài một đốm sáng lờ mờ cho tương lai của dầu thô khi Saudi Arabia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Kuwait và United Arab Emirates hiện luôn sẵn sàng để hỗ trợ Riyadh, sự chia rẽ nội bộ là lý do chính ngăn cản Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cắt giảm sản xuất ngay cả khi giá giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua đã lộ rõ hơn bao giờ hết.

Chìm ngập trong dầu

Saudi Arabia cho đại sứ của Iran 48 giờ để dời đi sau khi người biểu tình biến Đại sứ quán của nước này chìm trong lửa tại Tehran sau sự kiện giáo sĩ Ả Nimr al-Nimr 56 tuổi, là giáo chức cao cấp của hệ phái Shi'ite, một gương mặt nổi bật của phong trào phản kháng triều đại Al –Saoud theo hệ phái Sunni. Hồi tháng 10/2014, nhân vật này bị tòa án đặc biệt của Saudi Arabia kết án tử hình vì tội "nổi loạn", "bất phục tùng Quốc vương" và tàng trữ vũ khí.. Đó là cuộc đụng độ giữa các quốc gia tồi tệ nhất kể từ những năm 1980, gây thêm căng thẳng cho cuộc chiến tranh từ Syria đến Yemen để đạt được mục tiêu gây ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông.

Các tác động của căng thẳng chính trị hiện vẫn ở mức hạn chế vì thị trường dầu mỏ đang dư cung, các nhà phân tích của tập đoàn Macquarie Group Ltd cho biết. Sự kiện này "có thể hạn chế đáng kể khả năng hòa bình ở xung quanh biên giới, nhưng không đe dọa trực tiếp đến sản xuất dầu thô," ngân hàng này cho biết thêm.

Thế giới đang ngập trong dầu sau khi các thành viên OPEC dẫn đầu bởi Saudi Arabia cam kết một chiến lược tăng thị phần bằng cách gây sức ép với các nhà sản xuất có chi phí cao, chứ không cắt giảm sản lượng để hỗ trợ tăng giá. Chính sách này đã dẫn đến lượng tồn kho dầu kỷ lục mà có lẽ sẽ tiếp diễn trong cả năm, cơ quan năng lượng Quốc tế cho biết tháng trước. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng dầu khó có khẳ năng xảy ra một cách bất ngờ.

Các tỉnh phía Đông

Giá dầu Brent, chuẩn toàn cầu, giảm 0.2 %vào thứ Hai, xóa bỏ tình trạng tăng 4.6 %. Các hợp đồng được thực hiện trong tháng hai đã giảm khoảng 0.2 % xuống 37.16 USD một thùng vào lúc 11:47 trên sàn ICE Futures Europe hôm thứ Ba.

Nếu bạo lực nổ ra ở các tỉnh phía Đông của Saudi Arabia, nơi cộng đồng người Shiite tập trung đông nhất và cũng là nơi trữ các mỏ dầu giàu có nhất của nước này, tác động về giá có thể sẽ  rõ rệt hơn, theo Alexandre ANDLAUER, chuyên gia phân tích dầu tại AlphaValue SAS ở Paris nhận định.

"Ảrập Xêút sẽ hành động nhanh để dẹp yên bạo lực, nhưng câu hỏi là liệu họ có thể giữ mọi cuộc biểu tình trong tầm kiểm soát," ANDLAUER hôm nay cho biết.

Sự phân chia trong khối OPEC

Tranh luận lớn nhất trong thị trường dầu mỏ trong năm qua là quyết định của OPEC giữ nguyên trữ lượng bơm trong bối cảnh giá giảm.

Saudi Arabia và Iran là hai nhà sản xuất lớn nhất và lớn thứ năm trong OPEC. Mối quan hệ ngày càng xấu đi của họ khiến khả năng nhóm có thể vượt qua sự khác biệt nội bộ và đồng ý cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu là rất khó, Macquarie cho biết.

Tháng trước, OPEC chính thức bãi bỏ những hạn chế về sản lượng và tăng sản xuất. Nhóm sẽ cần phải đạt được một sự đồng thuận trước khi thực hiện bất kỳ sự thay đổi của chính sách cái mà có thể làm giảm sự dư thừa cung dầu.

Trong khi Iran được dự báo tăng sản xuất dầu do biện pháp trừng phạt về chương trình hạt nhân của họ được được bãi bỏ trong năm nay, họ đã kêu gọi các nước thành viên OPEC khác để cắt giảm sản lượng. Điều này không nhận được sự đồng thuận của Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh. Virendra Chauhan, chuyên gia phân tích dầu của công ty tư vấn Năng lượng Ltd trụ sở tại Singapore, cho biết qua điện thoại: OPEC "ít có khả năng đi đến một thoả thuận lớn hơn- cắt giảm sản lượng," ông nói.

Thuý Anh- Theo Bloomberg

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến