Trong công trình nghiên cứu công bố hôm 19/7, các chuyên gia kinh tế của BoF nêu rõ tác động trực tiếp của việc tăng 10% thuế nhập khẩu có thể làm giảm 1% sản lượng toàn cầu sau hai năm.
Tác động này có thể gia tăng do sự suy giảm của năng suất, sự gia tăng về chi phí sử dụng vốn và sự suy yếu của nhu cầu đầu tư.
Thống đốc BoF Francois Villeroy de Galhau nhấn mạnh một cuộc chiến thương mại là rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, và điều này có thể tác động tiêu cực tới lòng tin của doanh nghiệp, khiến họ dè dặt hơn trước mỗi quyết định đầu tư.
Từ đầu năm nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại toàn cầu khi quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nhôm và thép, đồng thời đe dọa thực hiện biện pháp tương tự với mặt hàng ôtô nhập khẩu vào Mỹ.
Trước tình hình trên, ngày 19/7, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới nghiên cứu và vạch ra các biện pháp đa phương để cải thiện hệ thống thương mại toàn cầu.
Bà Lagarde cho rằng căng thẳng thương mại thực sự đã để lại dấu ấn, nhưng mức độ thiệt hại phụ thuộc vào những bước đi tiếp theo của các nhà hoạch định chính sách./.
Theo TTXVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy