Cảnh sát có quyền bắt bạn sử dụng vân tay để mở khóa iPhone của bạn không?
04/05/2016 17:14:18
Nhưng họ không thể làm cho bạn khai ra mật mã của bạn.

Tin liên quan

Chức năng nhận diện vân tay của Samsung Galaxy S6 Edge (bên trái) và  Apple iPhone 6

Chức năng nhận diện vân tay của Samsung Galaxy S6 Edge (bên trái) và  Apple iPhone 6

Năm 2013, Apple công bố chiếc iPhone tiếp theo sẽ có tính năng đọc dấu vân tay, họ cho biết chức năng này sẽ giúp việc bảo mật có một bước tiến lớn. Phó chủ tịch Apple Phil Schiller nói tại sự kiện giới thiệu cảm biến Touch ID: “Rất nhiều người không cài mật khẩu cho điện thoại của mình, nhưng việc này khiến cho họ phải cẩn thận bảo vệ chiếc điện thoại hơn”. Tất nhiên Apple không phải là công ty đầu tiên đưa chức năng cảm ứng vân tay vào một chiếc Smartphone, nhưng Touch ID của iPhone làm cho chức năng này trở nên phổ biến.

Hệ thống này được bảo mật rất tốt – dấu vân tay được lưu trữ, mã hóa và xử lý ngay tại chiếc iPhone chứ không gửi đến Apple để xác thực – nhưng việc sử dụng bảo mật vân tay một cách phổ biến làm cho nhiều chuyên gia lo lắng. Một câu hỏi lớn nhất về chức năng này lại không phải về mặt kỹ thuật: “Liệu cảnh sát có thể ép bạn mở chiếc điện thoại được mã hóa vân tay của mình?”

Câu hỏi này được bỏ ngỏ 1 năm, cho tới khi một thẩm phán tại bang Virginia đưa ra điều luật rằng cảnh sát có thể bắt người sử dụng phải mở khóa chiếc Smartphone của mình bằng dấu vân tay. Một điều lệnh tại Mỹ cho phép người dân không phải khai ra mật mã của mình, nhưng dấu vân tay hay các thông tin sinh trắc học như DNA thì không được đề cập tới trong điều lệnh này.

Tháng hai vừa rồi, một thẩm phán liên bang tại Los Angeles đã ký lệnh khám xét yêu cầu một người phụ nữ sử dụng dấu vân tay để mở khóa chiếc iPhone của mình. Chiếc iPhone này của Paytsar Bkhchadzhyan, cô là bạn gái của một thành viên của băng đảng Armenian và bị kết tội ăn cắp danh tính. Chỉ trong 45 phút sau khi Bkhchadzhyan bị bắt giữ, một thẩm phán liên bang đã ký giấy cho phép các nhân viên hành pháp mở chiếc iPhone bằng dấu vân tay của cô. Thông tin các công tố viên tìm kiếm trên chiếc iPhone đó vẫn chưa được tiết lộ.

Vị thẩm phán này phải nhanh chóng kí lệnh và thực thi lệnh khám này bởi vì chiếc sau 48 giờ chiếc iPhone này sẽ không thể mở bằng dấu vân tay. Khi điện thoại bị tắt nguồn hoặc sau 48 giờ, nhận dạng vân tay sẽ bị vô hiệu hóa. Nếu điện thoại của Bkhchadzhyan hết pin khi cô bị bắt, thì cảnh sát sẽ không thể mở chiếc điện thoại đó bằng vân tay của cô.

Việc kết hợp cả bảo mật vân tay và mật mã cá nhân đủ mạnh sẽ là tốt nhất, vừa có thể giúp bạn bảo mật và bạn vừa có thể mở khóa chiếc điện thoại một cách nhanh chóng. Việc này tốt hơn việc chỉ sử dụng mật mã, bởi một mật mã ngắn có thể giúp bạn sử dụng điện thoại tiện lợi nhưng nó dễ dàng bị mở bằng thuật toán dò password, trong khi đó một mật mã dài có thể bảo mật tốt nhưng việc gõ nó mỗi lần mở máy thì không vui vẻ chút nào.

Kể từ khi Apple mã hóa chiếc iPhone của họ vào năm 2014 và đưa ra nhiều cải tiến trong việc bảo mật, cảnh sát đã phải sử dụng nhiều cách “sáng tạo” hơn để truy cập thông tin của những chiếc máy tính hay điện thoại mà họ thu giữ được. Các nhân viên FBI đã phải tự hack chiếc iPhone của kẻ xả súng tại San Bernardino mà không thể nhờ vào sự giúp đỡ của Apple bởi chính sách bảo vệ thông tin khách hàng của hãng.

Minh Tân (Theo theatlantic)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến